Tiếp nhận Luật La Mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt nam hiện nay.

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án
VANTHONGLAW -  Luật La Mã là hệ thống luật gắn  liền với sự ra đời và phát triển của nhà  nước La Mã, được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm. Đời sống và pháp  luật của người La Mã đã có những tác động mạnh mẽ đến xã hội châu Âu lục  địa. Các nguồn của Luật La Mã cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là nguồn luật  pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Luật La Mã, đặc biệt là  các chế định trong tư pháp La Mã đã đặt nền móng vững chắc cho quá trình xây  dựng luật dân sự hiện đại. Không thể phủ nhận Luật La Mã có sự ảnh hưởng rất  lớn đên các hệ thống luật trên thê giới và việc nghiên cứu Luật La Mã có vai trò  hết sức quan trọng.    

Bài liên quan

Vật quyền là một chế định cơ bản của Luật tư La Mã, có ảnh hưởng đến  hầu hết các chế định khác của luật dân sự. Khái niệm vật quyền đã tồn tại từ thời  kỳ La Mã, là một phần không thể thiếu trong hầu hết các Bộ luật Dân sự. Ngay  từ Bộ luật Napoléon (1804)  - BLDS đầu tiên trên thế giới đến thời hiện đại,  BLDS của Nhật Bản, BLDS của Đức cũng đều quy định về vật quyền.    

Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng đã có quy định về vật quyền, cụ thể là  phần “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” tại BLDS 2015. BLDS Việt  Nam 2015 đã ghi nhận một số quyền tương tự như các quyền đối vật chính trong  luật La Mã. Thế nhưng, khái niệm vật quyền chưa được quy định chính thức.  Cũng có thể thấy các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu ít được chú trọng đến.  Điều này có lẽ có lý do từ sự ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,  quan liêu bao cấp trước đây, đó là không  tạo ra được tiền đề  cho các loại vật  quyền khác ngoài quyền sở hữu ra đời, tồn tại và phát triển.    

Sự thiếu vắng lý thuyết về vật quyền có thể gây ra một số khó khăn, hạn  chế trong việc áp dụng pháp luật và trong thực tiễn. Hơn nữa Việt Nam đang  trong giai đoạn đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc  ghi nhận chế định vật quyền vào hệ thống pháp luật giúp pháp luật Việt Nam tìm  được tiếng nói chung đối với pháp luật các nước trên thế giới. Luật La Mã, đặc  biệt là chế định vật quyền của Luật La Mã là một nguồn tham khảo quan trọng  mà Việt Nam có thể sử dụng trong quá trình xây dựng chế định vật quyền.    

Vì vậy, theo tác giả, nghiên cứu một cách sâu sắc, kĩ lưỡng và có hệ thống  về vật quyền trong Luật La Mã và tiếp nhận chế định này vào hệ thống pháp luật  Việt Nam là cần thiết. Bởi các lẽ đó tác giả lựa chọn đề tài: “Tiếp nhận Luật La Mã trong việc  xây dựng chế định vật quyền ở Việt nam hiện nay” làm đề tài Luận văn thạc  sĩ luật học của mình.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.