#1 Thừa kế phần vốn góp trong công ty như thế nào?
VANTHONGLAW – Trong quá trình hoạt động, công ty có thể xảy ra việc thay đổi thành viên công ty vì lý do có thành viên qua đời, mất tích. Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định về hướng xử lý trong trường hợp này. Bên cạnh đó, các thủ tục về công chứng, thuế cần được lưu ý thực hiện để đảm bảo việc khai nhận thừa kế phần di sản là vốn góp trong công ty Trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên đúng quy định pháp luật.
Bài liên quan
>>> Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng.
>>> Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
>>> Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
>>> Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ 2021.
>>> TOP #10 Vấn đề pháp lý cần biết khi ký “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”.
Xử lý phần vốn góp khi thành viên qua đời, mất tích
Trường hợp thành viên góp vốn mất tích, biệt tích đã lâu, công ty cần liên hệ cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục tuyên bố mất tích, đã chết và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, căn cứ theo Khoản 2 Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020 “Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Trường hợp thành viên góp vốn qua đời, căn cứ quy định tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Trong đó, Khoản 1 và Khoản 4 quy định về trường hợp khi thành viên công ty chết. Theo đó:
- Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật (sau đây gọi chung là người thừa kế) sẽ trở thành thành viên công ty.
- Trường hợp thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận thừa kế thì sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ tài sản, phần vốn góp đó sẽ thuộc về Nhà nước (quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015).
Ngoài ra, nếu Người thừa kế không muốn trở thành thành viên của công ty, thì căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 53. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Thủ tục khai nhận thừa kế vốn góp
Để khai nhận di sản là phần vốn góp trong công ty TNHH HTV, người thừa kế cần thực hiện thủ tục quy định tại Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2018. Người thừa kế có thể chọn việc nhận phần vốn góp để trở thành thành viên công ty hoặc từ chối và tặng cho toàn bộ phần vốn góp này cho người khác. Cần lưu ý nếu người nhận tặng cho vốn góp là người công ty, không phải thành viên công ty thì phải có được sự đồng ý của Hội đồng thành viên.
Căn cứ tính thuế đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh thì thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp theo Điều 16 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
✔ Mức thuế TNCN khi bên nhận tặng cho vốn góp là cá nhân
+ Đối với người nhận tặng cho vốn góp: Theo điểm b khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì việc nhận tặng cho vốn góp được xem là khoản thu nhập chịu thuế và người được tặng cho vốn góp phải nộp thuế TNCN.
+ Căn cứ tính là thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:
- Thu nhập tính thuế: Là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp.
- Thuế suất: Áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất (10%)
✔ Mức thuế TNDN khi bên nhận tặng cho vốn góp là công ty, tổ chức
Căn cứ Điều 11 nghị định 129/2013/NĐ-CP thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày việc tặng cho vốn góp được hoàn thành doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn cho cơ quan quản lý thuế.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X 20%
+ Trong đó thu nhập tính thuế từ tặng cho vốn góp được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng - Chi phí chuyển nhượng
+ Vì là tặng cho vốn góp nên giá chuyển nhượng sẽ là 0đồng. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu như vậy việc tặng cho vốn góp mà bên nhận tặng cho là công ty, tổ chức sẽ không phát sinh việc nộp thuế?
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ