Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.
VANTHONGLAW - Học thuyết về đại diện đã được các học giả nước ngoài nghiên cứu từ rất sớm nhằm lý giải mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý công ty. Kết quả nghiên cứu đã phát triển nhiều nguyên tắc pháp lý của mô hình quản trị công ty hiện đại với sự phân tách giữa quyền sở hữu với quyền quản lý, kiểm soát công ty.
Bài liên quan
Có thể nói, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tiếp cận một cách khá đầy đủ những giá trị tích cực của học thuyết đại diện. Tuy nhiên sau hơn hai thập kỷ đổi mới, với những tàn dư của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, tư duy về mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền quản lý thông qua chế định người đại diện của doanh nghiệp vẫn chưa được đặt đúng vào vị trí vốn có của nó.
Điều đó đã làm nảy sinh những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, chẳng hạn như việc xác định các hình thức đại diện trong giao dịch của doanh nghiệp; phạm vi thẩm quyền của người đại diện; trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện; vấn đề chấp nhận hay không các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế về quan hệ đại diện trong các giao dịch thương mại của doanh nghiệp…
Có thể nhận thấy tất cả những khó khăn này đều xoay quanh chủ đề người đại diện của doanh nghiệp và vì thế việc nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này sẽ đóng góp ý nghĩa tích cực trong việc hoàn thiện cơ cấu quản trị doanh nghiệp.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn Đề tài “Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” làm hướng nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
Luật Vạn Thông st