Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam.
Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam.
VANTHONGLAW - Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt sau sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta có sự phát triển đáng kể. Khu vực kinh tế nhà nước đang được cải tổ mạnh mẽ để vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường.
Bài liên quan
Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, linh động và làm quen dần với cạnh tranh quốc tế. Số lượng các công ty được thành lập ngày càng nhiều đáp ứng các nhu cầu của xã hội, tạo ra nhiều việc làm và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Đứng trước tình hình đó, hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp đang được đặt ra, đặc biệt là sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Doanh nghiệp 2005.
Trong việc thành lập công ty, vốn góp là một vấn đề pháp lý then chốt. Thực tế cho thấy kinh doanh bao giờ cũng gắn với vốn. Vốn là yếu tố đầu tiên, có vai trò quyết định, có nghĩa là không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Một công ty chỉ có thể được thành lập và đi vào hoạt động khi có sự đóng góp tài sản của thành viên hoặc các thành viên của nó để tạo thành vốn của công ty. Việc góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp, các mô hình khác nhau tạo nên qui chế pháp lý khác nhau đối với người góp vốn.
Trong một chừng mực nào đó, Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những thành công nhất định trong việc tạo sự đa dạng các hình thức kinh doanh nhằm huy động các nguồn vốn. Tuy nhiên, đứng trước các cơ hội và thách thức mới, Luật Doanh nghiệp 2005 đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, thiếu sót cần chỉnh sửa để một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc góp vốn thành lập công ty, mặt khác tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quả Góp vốn còn là một vấn đề pháp lý cơ bản để xác định quyền lợi của các thành viên công ty. Nó không những đáp ứng các quyền lợi tương ứng của họ, mà còn tạo ra sự tin tưởng và an toàn liên quan tới đầu tư và kinh doanh.
Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của góp vốn và các hậu quả của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong các vấn đề pháp lý, tác giả lựa chọn “Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình. n lý Nhà nước về các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp.
Luật Vạn Thông st