Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay.
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay.
VANTHONGLAW - Lịch sử loài người đã chứng minh thuế có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Thuế chính là công cụ hiệu quả và chủ yếu để tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, cũng nhƣ điều tiết nền kinh tế, góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu phổ biến và cơ bản trong các nền kinh tế thị trường.
Bài liên quan
>>> Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay.
>>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013
>>> Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
>>> Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật thương mại Việt Nam.
>>> Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay
>>> Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay.
>>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013
>>> Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
>>> Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật thương mại Việt Nam.
>>> Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, hơn 180 nƣớc trên thế giới đã áp dụng thuế TNCN, tỷ trọng thuế TNCN chiếm khoảng 13-40% tổng số thu ngân sách tùy theo quan điểm đánh thuế của từng nƣớc. Chẳng hạn nhƣ ở Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức là 30-40%; các nƣớc trong khối ASEAN nhƣ Thái Lan, Malaysia, Phillippines…chiếm khoảng 13-14%. Chính sách thuế thu nhập cá nhân là chính sách thuế có nội dung phức tạp nhất trong hệ thống thuế và vấn đề quản lý thuế thu nhập cá nhân đƣợc coi là vấn đề thời sự ở mọi quốc gia. Bởi lẽ, nó không chỉ gắn với những thay đổi của chính sách thuế mà còn gắn với môi trƣờng chính trị, kinh tế, xã hội mà Luật thuế đƣợc triển khai thực hiện.
Chính vì vậy, pháp luật về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN luôn đƣợc đặc biệt chú trọng ở Việt Nam. Từ năm 1990 là thời điểm bắt đầu công cuộc cải cách toàn diện hệ thống chính sách thuế Việt Nam. Trong đó, chính sách thuế TNCN trong giai đoạn này đƣợc điều chỉnh bởi các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để thu thuế của các hộ cho thuê nhà, phƣơng tiện vận tải, cá nhân hành nghề độc lập; Luật thuế Chuyển quyền sử dụng đất đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất và Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao.
Thực tế này tác động không nhỏ đến công tác quản lý thuế TNCN bởi cán bộ thuế phải nắm rất vững các qui định của các Luật và Pháp lệnh trên về cách thức thu thuế TNCN. Luật Quản lý thuế năm 2006 ra đời đánh dấu sự hoàn thiện bƣớc đầu trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng. Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 đƣợc ban hành và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009 đƣợc xây dựng trên cơ sở Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 (ngày 19/5/2001) về thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao. Qua gần 10 năm thực hiện, Luật đã đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2012 và 2014 nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Thuế thu nhập cá nhân với mục đích đảm bảo phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội, đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập của dân cƣ, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng.
Luật Quản lý thuế với vai trò đảm bảo thực thi có hiệu quả các chính sách thuế nói chung và chính sách thuế TNCN nói riêng cũng đƣợc sửa đổi, bổ sung vào những năm 2012, 2014, 2016.
Tuy có nhiều tiến bộ, song qua quá trình thực hiện, Luật thuế TNCN đã bộc lộ những bất cập: cơ quan thuế không có khả năng kiểm soát tốt thu nhập chịu thuế của đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân, nhiều qui định không đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế TNCN, qui định khởi điểm chịu thuế chƣa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước… dẫn đến có nhiều trƣờng hợp tránh thuế, trốn thuế xảy ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó từ nội dung pháp luật quản lý thuế nói chung, quản lý thuế TNCN nói riêng.
Những hạn chế, bất cập từ Luật Quản lý thuế TNCN nhƣ việc ban hành chính sách còn chồng chéo, tổ chức thực hiện chính sách thuế chƣa hiệu quả, bộ máy quản lý cồng kềnh và kiểm soát thực hiện chính sách, tuyên truyền chính sách thuế thu nhập cá nhân đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội là chƣa đạt hiệu quả cao, công tác quản lý thuế TNCN còn tình trạng vừa khó thực hiện, khó quản lý, khó kiểm tra, giám sát, chƣa thực sự phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế. Do đó, cần xây dựng một hệ thống pháp luật quản lý thuế TNCN hiệu quả, công bằng, minh bạch và hiệu lực điều chỉnh cao trên thực tế.
Nhận thức đƣợc vấn đề này, ngày 17/05/2011, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định số 732/QĐ-TTg về phê duyệt chƣơng trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã thể hiện quan điểm: việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc. Hoàn thiện pháp luật thuế, pháp luật quản lý thuế TNCN đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục để đảm bảo tính phù hợp và khả thi của lĩnh vực pháp luật này đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện, khách quan về thực trạng thi hành pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, từ đó xác định phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, tôi lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ.
Luật Vạn Thông st