Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia.
Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia.
VANTHONGLAW - Đồng tính cho đến nay không phải là vấn đề xa lạ trên thế giới và ngay cả đối với Việt Nam chúng ta hiện nay. Thực tế cho thấy trên thế giới đồng tính đã có lịch sử tồn tại từ thời cổ đại. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, đã có lúc đồng tính bị coi như một loại bệnh không thể chữa được. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học hiện đại thì đồng tính đã được xem là một xu hướng tính dục bình thường, tự nhiên và là hiện thực của xã hội loài người.
Bài viết liên quan:
>>> Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ không?
>>> Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải "sang tên" cho doanh nghiệp không?|
>>> Đăng tin sai sự thật trên Facebook, Zalo, website cá nhân xử lý như thế nào?
>>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013
>>> Bố mẹ chồng cho đất vợ có được hưởng không?
>>> Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ không?
>>> Góp vốn bằng quyền sử dụng đất có phải "sang tên" cho doanh nghiệp không?|
>>> Đăng tin sai sự thật trên Facebook, Zalo, website cá nhân xử lý như thế nào?
>>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013
>>> Bố mẹ chồng cho đất vợ có được hưởng không?
Từ năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức xác nhận đồng tính không phải là bệnh. Mặt khác, những cố gắng „chữa trị đồng tính‟ đều được chứng minh là không có tác dụng "chữa" xu hướng tình dục tự nhiên, chỉ làm thay đổi hành vi tạm thời và thậm chí tác động tiêu cực đến tâm lý người đồng tính, khiến họ trở nên căng thẳng, trầm cảm. Bản thân xu hướng tính dục không phải là lựa chọn, cũng như chuyện một người có xu hướng dị tính không phải là "lựa chọn" của họ. Sự lựa chọn chỉ nằm ở hành vi, đó là việc người đồng tính tìm cho mình một mối quan hệ với người khác giới, lập gia đình như mong muốn của cha mẹ và cộng đồng hay họ dám khám phá bản thân, sống thật với chính mình và với những người quanh mình.
Vấn đề của người đồng tính là một vấn đề mà một số quốc gia mà cộng đồng thế giới quan tâm, quyền của người đồng tính như về chính trị, kinh tế, dân sự và đặc biệt là quyền kết hôn của người đồng tính đã và đang được nhiều nước trên thế giới công nhận. Trên thế giới, tính đến hết tháng 12/2013 đã có 16 nước hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Nếu tính những vùng lãnh thổ ở những quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang (Hoa Kỳ, Mehico, Brazil) thì số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới hiện tại là 19.
Bên cạnh đó, có 17 quốc gia và 13 vùng lãnh thổ thừa nhận hình thức "kết đôi có đăng ký" cho các cặp đôi cùng giới. Đặc biệt có 03 quốc gia thừa nhận hình thức sống chung không đăng ký cho các cặp đôi cùng giới. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia khác đang trong quá trình xem xét hợp thức hóa quan hệ cùng giới hoặc "nâng cấp" từ "kết hợp dân sự" (sống chung có đăng ký) lên "kết hôn" với đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm. Có thể nhận thấy, thời gian gần đây nhất là trong năm 2012-2013 có khá nhiều quốc gia thừa nhận hoặc đang xem xét hôn nhân đồng giới.
Đối với Việt Nam hiện nay có khoảng 1,65 triệu người đồng tính chiếm 3-5 % dân số trong độ tuổi từ 15-59 trong khi đó cho đến hiện nay chưa có một văn bản pháp lý của Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng giới. Trong khi đó Điều 52 của Hiến pháp năm 1992 nước ta cũng đã quy định "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" [14], đến Hiến pháp năm 2013, quyền con người được quy định tại Chương II của Hiến pháp, một lần nữa được khẳng định rằng: Quyền con người là tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Cụ thể Điều 14 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" [17]. Theo đó Điều 16 cũng nêu rõ: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội" [17]. Điều này cũng có nghĩa là là pháp luật không thừa nhận cũng như không cho phép có bất cứ sự phân biệt đối xử nào vì lý do giới tính hay xu hướng tính dục của cá nhân.
Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, pháp luật nước ta chỉ thừa nhận mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ mà không thừa nhận quyền kết hôn của người đồng tính (hôn nhân giữa những người cùng giới tính - hôn nhân đồng giới), pháp luật hiện hành sử dụng quy phạm "cấm" việc kết hôn giữa những người cùng giới tính (khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đì mối quan hệ đồng giới ở nước ta thời gian qua cho thấy, kết hôn là một nhu cầu có thật và hoàn toàn chính đáng của những người đồng tính. Mặc dù không được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế nhiều người đồng tính vẫn đang chung sống với nhau như một gia đình, từ đó phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản hoặc về con cái nhưng lại chưa có cơ chế pháp lý để điều chỉnh các hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái từ việc chung sống giữa những người cùng giới tính.
Quan hệ đồng tính đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam như gần đây đã xuất hiện một số đám cưới giữa những người cùng giới tính (tự phát, không được đăng ký kết hôn) diễn ra ngày càng nhiều và công khai... Những thực tế này đã cho thấy kết hôn là nhu cầu rất chính đáng của tất cả mọi người, trong đó có cả người đồng tính. Thực tiễn xét xử của Tòa án trong thời gian qua cho thấy đã có một số vụ việc tranh chấp về tài sản giữa những người đồng tính quan hệ sống chung, nhưng chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (về các nguyên tắc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình) quy định cấm cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn. Vấn đề đặt ra là nếu người đồng vì lý do áp lực gia đình, xã hội nên chấp nhận kết hôn với một người khác giới thì liệu có vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hay không?
Đây là một nguyên tắc rất cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta đồng thời cũng là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo hạnh phúc, sự bền vững gia đình. Tuy nhiên việc xác định như thế nào là tự nguyện kết hôn là điều không đơn giản trong thực tế. Tình cảm là yếu tố thiêng liêng nhưng lại vô hình, không thể định lượng được trong quy phạm pháp luật hay thực tế áp dụng.
Nếu người đồng tính kết hôn với người khác giới do quan niệm thường thấy của xã hội hiện nay thì chắc chắn việc kết hôn đó bị cưỡng ép bởi gia đình, xã hội xung quanh hoặc vì yếu tố khác nên hôn nhân không đáp ứng nguyên tắc tự nh năm 2000) dễ tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với người đồng tính. Song thực trạng nguyện. Hơn nữa, nếu người bạn đời kết hôn với người đồng tính không biết sự thật về xu hướng tính dục của chồng/vợ mình thì điều kiện cấm kết hôn giả tạo sẽ bị vi phạm. Với những hạn chế này đã đặt ra, đòi hỏi pháp luật phải có những thay đổi nhất định để đảm bảo thực thi tốt trong xã hội.
Do đó để có cách nhìn một cách khách quan dựa trên những cơ sở luận cứ khoa học và nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, được sự phân công của Khoa sau đại học Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Thị Mai Hiên, em chọn nghiên cứu đề tài "Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia" làm đề tài nghiên cứu của mình.
Luật Vạn Thông st