Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.

Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW -  Trong Hiện nay trên thế giới, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ  thuật nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, thì thương mại điện tử đang  nắm giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, chính nó đã góp  phần quan trọng thúc đẩy tăng tỷ trọng GDP của những quốc gia có nền kinh  tế phát triển. Thương mại điện tử là sự phát triển của thương mại truyền  thống, được cấu thành bởi nhiều thành tố, trong đó có sự áp dụng các thành  quả của khoa học - kỹ thuật phục vụ đời sống con người cũng như việc thỏa  mãn các nhu cầu khác. 

Bài liên quan
>>> Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
>>> Luận văn thạc sĩ "Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ở Việt Nam hiện nay."
>>> Luận văn thạc sĩ "Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay".
>>> Luận văn thạc sĩ “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng” [PDF]
>>> Các loại đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 

Đây là xu hƣớng tất yếu của sự phát triển trên mọi  phƣơng diện về kinh tế  - xã hội ở mọi quốc gia trong thời kỳ toàn cầu hóa.  Thực tế cũng cho thấy, các quan hệ thƣơng mại điện tử đã và đang hình thành  và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nƣớc trên thế giới và cũng đang phát triển ở  Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa,  hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới vận  hành trên nền tảng của công nghệ điện tử và công nghệ viễn thông, đòi hỏi  phải có cơ chế điều chỉnh pháp luật phù hợp, tƣơng thích nhằm đảm bảo để  các quan hệ về thƣơng mại điện tử phát triển hiệu quả, khả thi, có tính định  hƣớng đúng đắn, lành mạnh và bền vững. 

Pháp luật về thƣơng mại điện tử ở  nhiều quốc gia tiên tiến đã và đang nắm giữ vai trò quan trọng trong việc điều  chỉnh các quan hệ thƣơng mại điện tử.  Thƣơng mại điện tử đƣợc hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao  gồm cả hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ cùng với các ứng dụng  những thành tựu về công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực kinh  doanh thƣơng mại. Với cách hiểu cụ thể, hoạt động thƣơng mại điện tử là việc  tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy  trình của hoạt động thƣơng mại bằng  phƣơng tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động  hoặc các mạng mở khác.Trong những năm qua, thƣơng mại điện tử ở Việt Nam đã phát triển khá nhanh, hoạt động giao dịch mua bán qua mạng rất sôi  động và đã thực sự trở thành công cụ để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh  tranh, đặc biệt là doanh nghiệp v a và nhỏ. 

Mua bán hàng hóa qua các sàn  giao dịch thƣơng mại điện tử trong nƣớc hiện đang ở giai đoạn bùng nổ. Tuy  nhiên, việc kiểm soát chất lƣợng và các hành vi gian lận thƣơng mại khác khi  mua qua các gian hàng trên mạng đang bị buông lỏng. Rất nhiều vụ việc tranh  chấp thƣơng mại xuất phát t  kênh phân phối qua thƣơng mại điện tử, nhƣng  vai trò điều tiết quản lý và trọng tài của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền  chƣa thực sự đƣợc phát huy. Có thể nói, sự phát triển của thƣơng mại điện tử  trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và  đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó  cũng phải  thừa nhận rằng, những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh  trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về  mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành đƣợc một cơ sở pháp lý đầy đủ.  Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, để thúc đẩy thƣơng mại  điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nƣớc phải đƣợc thể hiện rõ nét trên hai  lĩnh vực: (i)Xây dựng chính sách, tạo môi trƣờng thuận lợi trong lĩnh vực  cung ứng dịch vụ điện tử; và (ii) Xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ,  thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại điện tử. 

Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thƣơng mại điện tử hoạt  động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải  quyết các vấn đề có liên quan và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng  sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát đƣợc các hoạt động kinh doanh thƣơng mại điện tử.  Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử hiện nay, thì  việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý được coi là yếu tố rất quan  trọng. Hơn thế nữa, thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ, cho nên tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là  một việc làm có tính cấp thiết, mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra đƣợc một sân chơi chung với những quy tắc đƣợc thống nhất một cách chặt  chẽ. 

Tuy nhiên, cho đến nay, do nhiều lý do cả về chủ quan lẫn khách quan,  quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thƣơng mại điện tử chƣa đƣợc  quan tâm đúng mức, chƣa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Luật Giao dịch  điện tử của Việt Nam đƣợc Quốc hội khóa XI ban hành ngày 29/11/2005, có  hiệu lực thi hành t  ngày 01/03/2006 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành còn  đơn giản, chƣa có những khái niệm pháp lý đầy đủ và chƣa  dự liệu đƣợc  những quan hệ pháp luật thƣơng mại điện tử phát sinh khi áp dụng.Sau đó  Chính phủ ban hành Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 9/6/1006 về Thƣơng mại  điện tử để hƣớng dẫn các cá nhân, tổ chức khi họ thực hiện các hoạt động  thƣơng mại điện tử. 

Với sự phát triển nhanh chóng các hoạt động thƣơng mại  điện tử, các quy định cũ trở nên bất cập nên sau 7 năm, Chính phủ đã ban  hành Nghị định số 52/NĐ- CP ngày 16/5/2013 về Thƣơng mại điện tử. Cho  đến nay, khi Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015  cũng có những thay đổi nhất định về hình thức hợp đồng cũng như công nhận  chứng cứ điện tử, tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu giải quyết tranh  chấp phát sinh trong lĩnh vực này và Nghị định 52/NĐ-CP cũng chƣa đáp ứng  đƣợc các yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất dẫn đến các quy định không  đảm bảo tính khả thi. 

Pháp luật hiện hành cũng chƣa quy định rõ về giải quyết  tranh chấp phát sinh trong giao dịch thƣơng mại điện tửtheo hƣớng các quy  phạm nội dung phải phù hợp với các quy định về tố tụng hoặc các phƣơng  thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng. Thực tế cho thấy, các vấn đề liên  quan đến giải quyết tranh chấp giao dịch thƣơng mại điện tử cần phải đƣợc  quy định chặt chẽ, đầy đủ và rõ ràng bởi tính đặc thù của nó, đặc biệt là các  quy định liên quan đến việc sử dụng các văn bản điện tử hay chữ ký điện tử  với tƣ cách là chứng cứ trong các hoạt động tố tụng. 

Đồng thời cũng cần phải  đƣa ra các quy định về tội phạm trong thƣơng mại điện tử để tăng cƣờng đấu  tranh, phòng ng a, ngăn chặn và xử lý các loại tội phạm mới xuất hiện cùng  với quá trình phát triển của thƣơng mại điện tử. Pháp luật Việt Nam cũng đang thiếu vắng những quy định mở đối với việc lựa chọn pháp luật trong các  giao dịch thương mại nói chung và giao dịch thƣơng mại điện tử nói riêng,  cũng nhƣ việc bảo đảm lợi ích kinh tế và các lợi ích liên quan khác của quốc  gia, của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.  Từ những phân tích khái quát ở trên cho thấy, việc đặt vấn đề nghiên  cứu toàn diện về pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay là có ý  nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan  hệ thương mại điện tử ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. 

Việc nghiên cứu có  hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật thương  mại điện tử sẽ làm  rõ những khái niệm pháp lý gắn với những thuật ngữ có  nội hàm kỹ thuật cao, tiên lƣợng những phát sinh có thể xảy ra trong thực tế  và trong tương lai,  đóng góp những tri thức đối với khoa học pháp lý nói  chung và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại  điện tử nói riêng, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Đây cũng là lý do mà  nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam  hiện nay”để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.