Pháp luật về đào tạo nghề - Thực trạng trong các doanh nghiệp tại Tỉnh Nam Định.
VANTHONGLAW - Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực, vấn đề đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội đang trở thành vấn đề quan trọng và cấp bách của các cơ sở dạy nghề và của các doanh nghiệp. Nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.
Bài liên quan
Ngoài ra mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp 2001 – 2010 đã chỉ rõ: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề với nâng cao ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, gắn việc làm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, con người là nguồn nhân lực quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục trong đó ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.
Giáo dục đào tạo giữ vai trò then chốt trong phát huy nguồn lực của con người, cần phải đảm đương sứ mệnh đào tạo ra những người lao động có khả năng thích ứng với những thay đổi công nghệ, những biến động của việc làm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Nhận thức vấn đề này vài năm trở lại đây Việt Nam đã xây dựng và phát triển mạnh hệ thống các trường nghề, các trường kỹ thuật với mong muốn nhanh chóng đạt chuẩn khu vực và thế giới để không ngừng tăng cường nguồn nhân lực cho thị trường trong nước và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Theo Điều 6 Luật Dạy nghề 2006, dạy nghề gồm có ba cấp: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Mỗi năm hệ thống dạy nghề trong cả nước đào tạo ra hàng triệu người lao động. Tuy nhiên thời gian học nghề trong các trường đó là dài hơn, tốn kém hơn, việc được thực hành ít hơn, sản phẩm trong quá trình học làm ra về không được trả công, học xong người học lại phải tự tìm việc làm....Trong khi đó "doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề theo thời hạn cam kết trong hợp đồng thì không phải đăng ký và không thu học phí.
Thời gian học nghề, tập nghề được tính vào thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. Trong thời gian học nghề, tập nghề nếu trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp thì được trả công theo thỏa thuận". Như vậy về mặt số lượng người học nghề trong các hệ thống trường là khá khá dồi dào nhưng năng lực của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, dẫn đến lãng phí nguồn ngân sách của nhà nước, cơ hội tìm được việc làm phù hợp với trình độ còn thấp.
Trong khi đó việc nhiều doanh nghiệp để có nguồn nhân lực như mong muốn, sau khi tuyển lao động về phải đào tạo lại nghề cho công nhân của mình, người học nghề trong doanh nghiệp sẽ gần với thực tế nhu cầu công việc của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội công tác đào tạo nghề đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với đồi hỏi thực tế của thị trường lao động thì công tác đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được. Trên thực tế ngoài việc tuyển dụng lao động đã qua đào tạo nghề thì các doanh nghiệp cũng tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động.
Ở Việt Nam trong nhiều năm qua các doanh nghiệp đã khá tích cực tham gia vào hoạt động đào tạo nghề dưới các hình thức khác nhau như đào tạo tại doanh nghiệp hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo nghề. Cách thức tổ chức đào tạo nghề như vậy rất có lợi cho người học nghề, vì họ không phải lo tìm việc sau khi học nghề xong. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp lại rất lo ngại việc đào tạo nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động vì lợi ích thu được từ khoản đầu tư này khó thu lại được, và còn lo ngại sau khi đào tạo xong người lao động không tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp.
Nhưng cũng phải nói trên thực tế doanh nghiệp nào chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động trong doanh nghiệp mình thì dù trước mắt có thể thấy là chưa có lợi, lại dễ có thể bị mất đi số lao động nhất định đã qua đào tạo, nhưng nhìn cách tổng thể chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp vẫn tăng và quan trọng hơn là doanh nghiệp tạo được sự yên tâm cho người lao động trong doanh nghiệp của mình. Với những ưu thế như vậy thì đào tạo nghề cần được chú trọng phát triển hơn trong thời gian tới. Nhà nước cũng có những chính sách kịp thời, cụ thể để đảo bảo phát triển đào tạo nghề đạt hiệu quả, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới công tác đào tạo nghề.
Các chính sách, các quy định của pháp luật Việt Nam cần có thêm những khuyến khích, ưu đãi, đồng thời khắc phục những quy định chưa phù hợp với thực tế để thu hút được doanh nghiệp đầu tư hơn nữa vào việc đào tạo nghề. Chính vì lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về đào tạo nghề - Thực trạng trong các doanh nghiệp tại Tỉnh Nam Định” làm luận văn thạc sỹ Luật học của mình.
Luật Vạn Thông st