Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Pháp luật  về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Tên thương mại của doanh nghiệp là một trong những yếu tố đầu tiên tạo  lên sự  thành công của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh  doanh. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tên thương mại ít  được quan tâm không được xem là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Ngày  nay, trong nền kinh tế thị trường, tên thương mại đã thực sự trở thành một tài sản  quan trọng của doanh nghiệp. Sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp thường gắn liề với giá trị  tên thương mại mà doanh nghiệp đó đã tạo ra. 

Bài liên quan
>>> Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập ở nước ta hiện nay.
>>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013
>>> Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
>>> Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật thương mại Việt Nam.
>>> Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Để  có được một tên  thương mại có tên tuổi, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn lực  tài chính,  thời gian để tạo dựng bởi lẽ không doanh nghiệp nào có tên thương mại có giá trị  ngay từ khi khởi nghiệp mà nó đòi hỏi một quá trình lâu dài thông qua việc cung  cấp ra thị  trường những sản phẩm ngày càng tốt hơn, giá cả hợp lý, thể hiện rõ  tính văn minh thương mại, sự chăm sóc khách hàng... Nhận thức rõ vấn đề đó, hầu  hết doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh  tốt rất quan tâm đến việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp mình.     

Có thể nói, các quy định của pháp luật liên quan đến tên thương mại của  doanh nghiệp đã được xây dựng và đang từng bước được hoàn thiện, các hoạt  động bảo vệ  quyền  đối với tên thương  cũng nỗ  lực triển khai trên diện rộng.  Không phải là hàng hoá nhưng tên thương mại lại có ý nghĩa rất lớn trong hoạt  động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là một trong những đối tượng cơ bản của  quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT), vì vậy, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới  và pháp luật Việt Nam hiện nay rất coi trọng việc bảo hộ tên thương mại.      

Tên thương mại đã được nhắc đến, được quy định trong các văn bản pháp  luật như: Bộ  luật Dân sự năm 1995 và 2005; Luật Doanh nghiệp năm 2005 và  2014, Luật Thương mại năm 1997 và 2005; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa  đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, hệ  thống  pháp luật về  tên thương mại của doanh nghiệp được xây dựng tương đối hoàn  chỉnh, đáp ứng chuẩn mực quốc tế như: Các cam kết tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Hiệp định đối  tác kinh  tế xuyên Thái Bình Dương  (TPP)  của Việt Nam, các điều ước quốc tế đang có hiệu lực tại Việt Nam. 

Các thành  tựu đạt được là đáng trân trọng, nó là kết quả của hoạt động lập pháp, thực thi  pháp luật và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước.    

Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống pháp luật về  tên thương mại của  doanh nghiệp ở Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần  được tiếp tục hoàn thiện. Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ  đối với  những tài sản vô hình của doanh nghiệp như tên thương mại, nhãn  hiệu… cần được giải quyết trên cơ sở phân tích một cách khách quan thực trạng  pháp luật hiện có, đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và chỉ ra những nguyên  nhân tồn tại cần khắc phục, đồng thời kết hợp với học tập kinh nghiệm quốc tế  để  từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao và hoàn thiện pháp luật về tên thương  mại nói riêng và hệ thống pháp luật liên quan nói chung.  

Chính vì những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Pháp luật  về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án.  Đề tài tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đặt ra và phân tích  quy định pháp luật Việt Nam về tên thương mại của doanh nghiệp, trong đó có  sự  so sánh với các quy định pháp luật của các nước và các công ước quốc tế.  Phân tích pháp luật về  tên thương mại, thực trạng thực hiện pháp luật về  tên  thương mại của doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện  các quy định của pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.  

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.