Quản lý nhà nước về công chứng trong lĩnh vực chuyển nhượng tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh.

Quản lý nhà nước về công chứng trong lĩnh vực chuyển nhượng tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW -  Công chứng là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp theo nghĩa rộng,  cung cấp chứng cứ cho hoạt động của cơ quan tư pháp theo nghĩa hẹp, nhằm bảo  đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan nhà nước,  tổ chức kinh tế và tổ  chức xã hội, góp phần chủ động phòng ngừa các tranh chấp và hành vi vi phạm  pháp luật, cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ việc giải quyết các tranh  chấp, xử lý hành vi vi phạm, duy trì kỷ cương pháp luật trong xã hội.

Bài liên quan

Việc tăng  cường công tác quản lý nhà nước về công chứng  trong lĩnh vực chuyển nhượng tài  sản tình hình hiện nay là yêu cầu cấp thiết của hoạt động quản lý nhà nước về công  chứng nói chung   và quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyển nhượng tài sản  nói  riêng. Thực  tiễn đã cho thấy công chứng có vai trò rất quan trọng đối với của sự  phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nền kinh tế thị trường phát triển ở mức độ  ngày càng cao. 

Các quan hệ  dân sự về việc trao đổi mua bán, cho tặng, chuyển  nhượng tài sản ngày càng đa dạng đòi hỏi hoạt động công chứng cần phải đáp ứng  kịp thời với những yêu cầu đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.  Một trong các yêu cầu quan trọng của nội dung này là xác định đúng vai trò,  chức năng của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ  nghĩa, xác định vai trò của Nhà nước trong quản lý đối với dịch vụ công nhằm làm  cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo sự phát triển bền vững  và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập  quốc tế. 

Trong đó, có yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của  các cơ quan tư pháp, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức hoạt động không vì lợi  nhuận mà vì nhu cầu lợi ích của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực  hiện một số dịch vụ công ngày càng phát triển cùng với sự quản lý chặt chẽ của Nhà  nước. Trước yêu cầu trên, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về  công chứng đặc biệt là công chứng trong lĩnh vực chuyển nhượng tài sản là một yêu  cầu rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết số 49-NQ/TW  ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định “Hoàn thiện thể chế công chứng. Xác định rõ phạm vi  công chứng và  chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. 

Xây dựng mô hình quản lý nhà  nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích  hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này,   Thành phố Hồ Chí Minh  là thành phố  lớn thứ  nhì Việt Nam về diện tích,  đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo  dục quan trọng nhất của nước này. Các hoạt động quản lý nhà nước về công chứng  cũng đã được quan tâm, tuy nhiên cũng còn gặp những khó khăn trong quản lý nhà  nước về công chứng trong lĩnh vực chuyển nhượng tài sản. 

Vì vậy, vấn đề tăng  cường công tác quản lý nhà nước về công chứng được đặt ra trên cả về phương diện  về lý luận và thực tiễn. Là một công chức đang công tác tại địa phương, trước tình  hình trên, học viên quyết định chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về công chứng trong  lĩnh vực chuyển nhượng tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận  văn Thạc sĩ Luật học.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.