Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước năm 2021.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước năm 2021.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW – Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có nhu cầu nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn, thắc mắc về quy trình thủ tục nhận con nuôi diễn ra như thế nào. Để hiểu rõ hơn về điều kiện, thủ tục nhận con nuôi trong nước cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài viết liên quan:
>>> Vợ chồng không đăng ký kết hôn, giải quyết tranh chấp tài sản như thế nào?
>>> Con gái đã lấy chồng, có được quyền hưởng thừa kế của bố mẹ ruột không?
>>> Mẫu Đơn xin ly hôn thuận tình theo quy định mới nhất
>>> Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất
>>> Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay từ thực tiễn huyện Hóc Môn, Thànhphố Hồ Chí Minh.

Cơ sở pháp lý:

I. ĐIỀU KIỆN NHẬN NUÔI CON NUÔI

Để nhận nuôi con nuôi, cần đáp ứng một số điều kiện về chủ thể nhận nuôi, đối tượng được nhận làm con nuôi, sự đồng ý cho làm con nuôi. Cụ thể như sau:

1. Đối tượng được nhận làm con nuôi

Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, người được nhận làm con nuôi bao gồm:

- Trẻ em dưới 16 tuổi;

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

* Lưu ý: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

2. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi:

Căn cứ 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, người nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng một số điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần đáp ứng điều kiện 3 và 4 nêu trên.

Các trường hợp không được nhận nuôi con nuôi bao gồm:

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Sự đồng ý cho làm con nuôi

Căn cứ vào Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 thì việc nhận nuôi con nuôi phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận con nuôi. Trường hợp người đươc nhận nuôi con nuôi là trẻ em từ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của đứa trẻ đó.

II. THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ nhận nuôi con nuôi bao gồm các thành phần sau:

1. Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi gồm có:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.

 2. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của cha mẹ đẻ/người giám hộ người được nhận làm con nuôi và ý kiến của người được nhận nuôi nếu trên 09 tuổi.

Bước 4: Đăng ký việc nuôi con nuôi

Sau khi kiểm tra hồ sơ, xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi ở đây nếu có đủ điều kiện luật định thì Ủy ban nhân dân xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi; đồng thời tiến hành trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ …. và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có sự đồng ý của cha mẹ đẻ, của con nuôi (con nuôi trên 9 tuổi)….

Nếu Ủy ban nhân dân xã từ chối đăng ký thì phải có văn bản trả lời cho người nhận nuôi con nuôi, cho cha mẹ đẻ…. trong thời hạn 10 ngày từ khi có ý kiến của cha mẹ đẻ, con nuôi (nếu con nuôi trên 9 tuổi)…

-----------------------



Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi.", vui lòng liên hệ:

SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

Quỳnh Như
Powered by Blogger.