Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành  phố Hà Nội.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án


VANTHONGLAW -  Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Công chứng,  có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Đây là một bước tiến quan trọng  trong việc cụ thể hóa nội dung về hoàn thiện thể chế công chứng ở nước ta  được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 


Đến nay, sau  07 năm thi hành  Luật Công chứng, những kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định Luật đã  thực sự đi vào cuộc sống, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là hết  sức đúng đắn, đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng ở  nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và ngày càng tăng cường về chất  lượng. So với thời điểm giữa năm 2007 khi Luật Công chứng bắt đầu có hiệu  lực thi hành, Hà Nội có tổng số 341 công chứng viên đang hành nghề, đứng  đầu trong cả nước (68 công chứng viên tại 10 Phòng công chứng và 273 công  chứng viên tại 93 Văn phòng công chứng). 

Thông qua việc đảm bảo tính an  toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự và kinh tế, hoạt động công  chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại  trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, một  lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều  nguy cơ dẫn đến  tranh chấp, khiếu kiện. Chúng ta không thể phủ nhận công  chứng là -lá chắn- phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp  đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội,  giảm thiểu  -gánh  nặng- pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.  Tuy nhiên qua 07 năm thi hành, Luật Công chứng cũng bộc lộ những  bất cập, hạn chế. 

Tiêu chuẩn công chứng viên quy định còn đơn giản; thời  gian đào tạo nghề ngắn, cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa  quy định về quyền, nghĩa vụ của công chứng viên cũng như người tập sự hành  nghề công chứng, đối tượng miễn đào tạo nghề, miễn  tập sự hành nghề công chứng rộng nên chất lượng công chứng viên được bổ nhiệm thấp, có nhiều sai  sót khi công chứng hợp đồng,  giao dịch. 

Tiêu chuẩn thành lập Văn phòng  công chứng chưa chặt chẽ; quy hoạch ban hành chậm và thiếu cơ sở pháp lý;  thiếu sự kiểm  tra, thanh tra sau khi cho phép thành lập tổ chức hành nghề  công chứng; chưa có quy định về việc chuyển đổi mô hình Văn phòng công  chứng do một công chứng  viên  thành lập sang mô hình văn phòng công  chứng do 2 công chứng viên trở lên thành lập và ngược lại; nghĩa vụ của các  tổ chức hành nghề công chứng chưa chặt chẽ, đặc biệt về việc thực hiện lưu  trữ hồ sơ công chứng và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công  chứng viên, chưa quy định việc chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu công chứng  giữa tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan liên quan. 

Thủ tục công  chứng chưa cụ thể, chi tiết, chưa thuận tiện, chưa có sự phối hợp, liên thông  với các thủ tục hành chính khác liên quan, khiến người yêu cầu công chứng  phải mất nhiều thời gian, công sức; một số thủ  tục công chứng chưa hợp lý,  chưa rõ ràng, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định của pháp  luật liên quan, gây khó khăn, lúng túng cho công chứng viên khi hành nghề...   

Tôi chọn đề tài "Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành  phố Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ của mình nhằm kiến nghị những giải pháp  bảo đảm thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói  riêng và trên cả nước nói chung.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.