Tội Giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh.

Tội Giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ  thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Trong Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng  hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã  khẳng định “… tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc  nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” và Tuyên ngôn  nhân quyền  thế giới ngày 10/12/1948, tại Điều 3 Quy định: “Mọi người đều  có quyền sống, được tự do và bảo đảm an ninh”. 

Bài liên quan
>>> TOP #10 Phần mềm quản lý Công ty - Văn phòng Luật
>>> Tội phạm về việc mua bán hàng tỷ dữ liệu cá nhân.
>>> Sách luật - "Tư duy pháp lý của luật sư" - Nguyễn Ngọc Bích.
>>> TOP #10 Vấn đề cần biết khi mua căn hộ chung cư.
>>> Đăng tin sai sự thật trên Facebook, Zalo, website cá nhân xử lý như thế nào?

Hiến pháp năm 2013 của  Việt Nam cũng đã quy định tại Chương II về Quyền con người, quyền và  nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh “Mọi người đều  có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước  đoạt tính mạng trái luật” (Điều 19) [37].  Con người là vốn quý, là giá trị cao nhất của xã hội, quyết định sự tồn  tại  và  phát triển  của xã hội. Trong  đó,  quyền  sống là  quyền thiêng liêng  và  quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của con người. Chính vì thế, pháp luật  quốc tế và pháp luật các quốc gia đều ghi nhận và bảo vệ quyền sống của con  người. 

Ở nước ta, từ khi Hiến pháp năm 1946 được ban hành đến nay, quyền  sống luôn được ghi nhận là quyền thiêng liêng và quan  trọng nhất trong các  quyền cơ bản của con người. Theo pháp luật Việt Nam, hành vi trái pháp luật  xâm phạm đến tính mạng  con  người,  tước  đi  quyền được  sống của họ luôn  được coi là một tội ác cần phải trừng trị nghiêm khắc nhất và phải bị  loại bỏ.  Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,  cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội, quyền con người ở  nước ta ngày càng được tôn trọng và đảm bảo. 

Bên cạnh những thành tựu đã  đạt được, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây cũng có sự diễn  biến phức tạp của tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội Giết người nói  riêng. Trong vòng 5 năm từ 2012 đến 2016 trên địa bàn thành phố Hồ Chí  Minh có đến 1195 số vụ khởi tố và 1163 số vụ xét xử với 1768 bị can phạm  tội Giết người bị truy tố. Nhiều vụ án giết người xảy ra mang tính chất côn đồ,  hung hãn và ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ, tâm lý và đời sống của người  dân.  

Nghiên cứu các vấn đề từ thực tiễn để tổng kết thành kinh nghiệm, nêu  lên một số tồn tại, bất cập trong quy định về tội giết người trong Bộ luật Hình  sự. Để từ đó đưa một số đề xuất nhằm khắc phục hạn chế, bất cập.  Công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung và tội  Giết người nói riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những  kết quả nhất định nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp. 

Nhằm góp phần tích  cực trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm giết người hiện nay,  tác giả chọn đề tài:  “Tội Giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ  thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ. đạt được, cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế, đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội,  trong đó có các vấn đề về việc làm, tệ nạn xã hội, quá trình đô thị hoá nhanh…  ảnh hưởng đến sự gia tăng tội phạm nói chung và tội Giết người nói  riêng.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.