TOP #10 Vấn đề pháp lý cần biết khi ký “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”.

TOP #10 Vấn đề pháp lý cần biết khi ký “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW“Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” đang trở nên là một trong những xu hướng của ngành dịch vụ du lịch. Rất nhiều những doanh nghiệp uy tín, có tiềm lực tài chính đã tham gia vào loại hình "sở hữu kỳ nghỉ dưỡng". Tuy nhiên, vì lợi nhuận lớn, nhiều doanh nghiệp đã lợi dung nhu cầu của người mua và sức nóng của thị trường để lừa dối khách hàng. Do đó, khi ký kết “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, khách hàng cần lưu ý 10 vấn đề pháp lý dưới đây.

Bài liên quan

1. Loại hợp đồng của “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”.

Các bản “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” phổ biến hiện nay khi các bên giao dịch thường do các doanh nghiệp soạn và chuẩn bị sẵn, với nội dung và văn phong trình bày rất phức tạp, mang nặng về thuật ngữ pháp lý. Bên cạnh đó, các “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” thường có diễn giải, định nghĩa về các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng, gây khó khăn trong việc đcọ hiểu của khách hàng. Do đó, “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” thuộc loại hợp đồng soạn sẵn do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra. Khi xét thấy quyền lợi của bên mua trong hợp đồng bị ảnh hưởng, có thể căn cứ vào đặc điểm của loại hợp đồng soạn sẵn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. 

2. “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” không liên quan sở hữu nhà, đất 

Khi xem xét chuẩn bị ký “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, bên mua cần nhận thức rằng theo pháp luật Việt Nam đây là một khái niệm sở hữu mới, chưa có một luật riêng biệt điều chỉnh mà chỉ áp dụng các nguyên tắc và quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự.  Trong “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, người sở hữu được thực hiện quyền của mình trong khoảng thời gian nhất định tại nơi đã mua kỳ nghỉ và không đồng nghĩa với quyền sở hữu bất động sản. 

3. Chủ thể ký “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” 

Khi ký kết “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, bên mua cần xem xét cẩn thận về chủ thế của bên bán. Loại “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” không phải hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, chỉ là một loại hình hợp đồngc ung cấp dịch vụ nên thường được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho một cá nhân khác thay mặt để ký với khách hàng. Vì vậy, bên mua cần yêu cầu bên bán cung cấp văn bản ủy quyền hoặc ghi rõ số, ngày ký của văn bản ủy quyền vào “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”. 

4. Chủ đầu tư và nhà đầu tư của “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” 

Khi giới thiệu và cung cấp thông tin trong các tờ quảng cáo, doanh nghiệp thường sử dụng các thông tin không rõ ràng vầ chủ đầu tư và nhà đầu tư liên quan đến bất động sản trong “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” - Nhà đầu tư: không chịu trách nhiệm pháp lý trực tiếp (bồi thường, đền bù…) với bên mua. - Chủ đầu tư: luật bắt buộc CĐT phải chịu trách nhiệm pháp lý với bên mua như bồi thường thiệt hại, tra tiền đặt cọc, thực hiện hợp đồng… 

5. Tiền đặt cọc khi ký “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” 

Thông thường, khi ký “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, khoản tiền đặt cọc nhận được từ khách hàng sẽ được Công ty (bên bán) toàn quyền định đoạt bằng hình thức đầu tư trực tiếp vào dự án và các chi phí hợp lý không bị pháp luật cấm, không hạn chế thỏa thuận của các bên về việc sử dụng tiền đặt cọc. Trong trường hợp phải hoàn trả lại tiền đặt cọc, chỉ khi nào bên mua chứng minh bên bán vi phạm “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”. Thường không thể yêu cầu bên bán trả đúng những đồng tiền đặt cọc. 

6. Các loại phí, phụ phí kèm theo “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” 

Ngoài tổng số tiền phải thanh toán theo “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, thường lên đến hàng tỷ đồng, người mua cần lưu ý các khoản phí, phụ phí đính kèm thông qua hình thức Phụ lục. Các Phụ lục luôn luôn được khẳng định là một phần không tách rời của “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” và có tính chất ràng buộc như hợp đồng chính. Hàng năm, kể từ ngày khai trương chính thức, khách hàng sẽ phải thanh toán phí duy trì hay phí quản lý theo nội dung của các Phụ lục được soạn sẵn này. 

7. Lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” 

Thông thường, vì là doanh nghiệp, các mẫu “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” thường xác định cụ thể cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp là “Trọng tài thương mại”. Đây là một loại hình tài phán mới ở nước ta nhưng cũng khá hiệu quả khi giải quyết tranh chấp trong thực tế. Tuy nhiên, nếu bên mua chỉ là khách hàng cá nhân, không phải nhà đầu tư lướt sóng hoặc không am hiểu trong lĩnh vực này, cần xem xét lựa chọn và yêu cầu doanh nghiệp thay đổi cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân. 

8. Ngày có hiệu lực của “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” 

Một vấn đề mà người mua hay bỏ quên khi xem xét “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, một phần do vấn đề thời gian, phần khác do những lời có cánh từ nhân viên tiếp thị, đó là bỏ qua việc xác định chính xác thời điểm có hiệu lực của “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”. Đơn giản, đó là thời điểm khách hàng “đặt chân” được đến nơi có khu nghỉ dưỡng như quảng cáo. Khi đã ký kết “Hợp đồng đặt chỗ” trước khi ký “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, bên mua sẽ không thể lấy lại số tiền đặt cọc vài trăm triệu nếu “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” chưa đến ngày có hiệu lực. 

9. Vốn của doanh nghiệp trong “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” là loại vốn gì? 

Những lời có cánh và quảng cáo của nhân viên tiếp thị hoặc chính doanh nghiệp về số vốn bỏ ra để đầu tư xây dựng “Khu nghỉ dưỡng” theo “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” thường làm người mua nhầm lẫn về số vốn cam kết bỏ ra và số vốn điều lệ, vốn pháp định. Hiện “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” của doanh nghiệp chưa có ràng buộc doanh nghiệp phải đảm bảo vốn pháp định – tức vốn mà pháp luật bắt buộc doanh nghiệp phải có trước khi được cấp phép hoạt động, nên rất dễ để người mua lầm tưởng số vốn quảng cáo thực ra chỉ là “số tiền ảo” mà doanh nghiệp chưa có. 

10. Phải có thời gian nghiên cứu trước khi ký “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” 

Khi phát sinh tranh chấp, bên mua thường đưa ra lý do “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” quá dài, nhân viên tiếp thị hối thúc nên không có thời gian để nghiên cứu kỹ các điều khoản bất lợi cho mình. Tuy nhiên, pháp luật không công nhận lý do này. Vì “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” được ký kết trên tinh thần tự nguyên của các bên, do đó các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc thỏa thuận này.

-----------------------



Khách hàng có nhu cầu "Tranh chấp đòi tiền cọc, tranh chấp về Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ dưỡng tại Việt Nam", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

Luật Vạn Thông
Powered by Blogger.