Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất như thế nào?

Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất như thế nào?
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Anh Nhân có diện tích đất 150m2 và ngôi nhà 2 tầng gắn liền với đất. Anh Nhân thế chấp quyền sử dụng mảnh đất này cho anh Thành để vay 1 tỷ đồng làm ăn. Hết hạn thế chấp nhưng anh Nhân không thanh toán được số tiền đã vay nên anh Thành đề nghị xử lý tài sản thế chấp theo quy định. Tuy nhiên, khi xử lý tài sản thì không chỉ xử lý mảnh đất mà cả ngôi nhà gắn liền với đất. Anh Nhân không đồng ý vì anh chỉ thế chấp mảnh đất 150m2 mà không thế chấp ngôi nhà và cho rằng anh Thành cố ý lừa dối. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Anh Nhân đã nhờ hòa giải viên can thiệp. Hòa giải viên phải áp dụng quy định nào của pháp luật để hòa giải?

Bài liên quan

Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất:  

1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.  

Như vậy, hòa giải viên có thể căn cứ quy định nêu trên để giải thích cho các bên hiểu quy định về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất. Mặc dù anh Nhân chỉ thế chấp 150m2 quyền sử dụng đất mà không thế chấp ngôi nhà và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu ngôi nhà thì tài sản được xử lý bao gồm cả ngôi nhà, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, theo quy định pháp luật thì việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp của anh Nhân là đúng pháp luật. Do đó, anh Nhân và anh Thương nên bàn bạc, thỏa thuận về việc xử lý tài sản thế chấp một cách phù hợp, tránh gây ồn ào, mất tình cảm đôi bên.

TTH
Powered by Blogger.