Thủ tục ly hôn với người nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình Hàn Quốc.

Thủ tục ly hôn với người nước ngoài theo pháp luật hôn nhân và gia đình Hàn Quốc.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAWVới mục đích tăng cường tính chuyên môn đối với các vụ án Hôn nhân và gia đình và vụ án bảo hộ người chưa thành niên để Tòa án có thể phục vụ người dân một cách tốt nhất, ngày 01/10/1963, Tòa án Gia đình đã ra đời với tư cách là một Tòa án độc lập tại Hàn Quốc. Đồng thời, pháp luật Hàn Quốc có những quy định về hỗ trợ người nước ngoài khi thực hiện thủ tục ly hôn với công dân Hàn Quốc với các trường hợp khác nhau.

Bài liên quan

1. Ly hôn thuận tình và ly hôn do tòa xét xử   

○     Theo pháp luật dân sự của Hàn Quốc, có hai loại thủ tục ly hôn: ly thôn thuận tình và ly hôn do tòa án xét xử.  

Trong trường hợp vợ chồng đã cùng thực hiện một thỏa thuận về điều kiện ly hôn và quyền chăm sóc con chưa thành niên, họ có thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình.  

Trong trường hợp vợ chồng không thể đi đến một thỏa thuận chung, họ không thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình. Họ sẽ phải nộp đơn xin ly hôn lên tòa án hoặc áp dụng thủ tục hòa giải ly hôn.  

2. Nộp đơn xin ly hôn lên tòa án   

Trong trường hợp không thể đi đến một thỏa thuận chung hoặc khi có tranh chấp xảy ra trong việc ly hôn, chia tài sản, quyền chăm sóc và giám hộ con chưa thành niên, trợ cấp nuôi con, và thăm nom, vợ/ chồng phải đưa vụ kiện đến tòa án gia đình để giải quyết. Trường hợp một bên vợ/chồng đơn phương xin ly hôn cũng được giải quyết theo cách tương tự.  

Trong ly hôn xảy ra tranh chấp, một bên vợ/ chồng có thể yêu cầu ly hôn và chia tài sản. Khi một bên vợ/chồng không yêu cầu như vậy, tòa án không phân xử trường hợp đó.  

Yêu cầu ‘Giải quyết ly hôn’ là yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại về tâm lý do một bên phải chịu trách nhiệm về nguyên nhân dẫn đến hôn nhân đổ vỡ trả cho bên còn lại.  

Yêu cầu ‘Chia tài sản’ liên quan đến phân chia tài sản của cặp vợ chồng tại thời điểm ly hôn, được tạo lập và duy trì v ới công sức đóng góp của cả hai bên trong suốt thời gian hôn nhân.  

Khi các cặp vợ chồng có con chưa thành niên, họ sẽ quyết định “thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con”, “trợ cấp nuôi con” và “thăm nom”.   

3. Những lý do ly hôn đối với những vụ ly hôn do tòa án xét xử   

Theo Điều 840 Luật dân sự Hàn Quốc, một bên vợ/chồng có thể đơn phương xin ly hôn khi tồn tại ít nhất một trong những lý do được liệt kê dưới đây.     
Điều 840 Luật dân sự (Những lý do ly hôn đối với vụ ly hôn do tòa án xét xử)
Một bên có thể đưa đơn lên tòa án để đơn phương xin ly hôn khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
1. Khi một bên thực hiện những hành vị vô lý đối với bên còn lại.
2. Khi một bên ly thân với vợ hoặc chồng của mình trong một thời gian dài.
3. Khi một bên bị đối xử quá khắc nghiệt một cách vô lý bởi bên còn lại hoặc các thành viên trong gia đình người đó.
4. Khi các thành viên trực tiếp trong gia đình là một trong những bên bị đối xử tệ bạc một cách vô lý bởi bên kia.
5. Khi một bên không đạt được cuộc sống hôn nhân như mong đợi trong vòng 3 năm liên tiếp.
6. Khi không tồn tại những lý do cơ bản khác để tiếp tục cuộc hôn nhân.
4. Tóm tắt thủ tục nộp đơn xin ly hôn

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

5. Thủ tục ly hôn do tòa xét xử   

A. Cung cấp bản sao đơn xin ly hôn   

Khi nguyên đơn nộp đơn xin ly hôn, tòa án gửi bản sao đơn ly hôn cho bị đơn. Trong trường hợp tòa án không có địa chỉ của bị đơn, đơn xin ly hôn sẽ được chuyển đến bị đơn bằng thông báo công khai trong những điều kiện nhất định để đơn xin ly hôn có hiệu lực.   

B. Yêu cầu lệnh bảo vệ trước khi có phán quyết của tòa   

Trước khi nhận được kết luận liên quan đến đơn xin ly hôn đã nộp hoặc yêu cầu hòa giải, có thể yêu cầu lệnh bảo vệ trong những trường hợp khẩn cấp.  

Tòa án có thể thực hiện các vấn đề liên quan đến lệnh bảo vệ trong phạm vi thẩm quyền của mình ngay cả khi cá nhân không yêu cầu.  

Lệnh bảo vệ có thể được cấp trong các trường hợp sau đây:  
·Khi một bên cần lệnh bảo vệ để kiềm chế bên còn lại.  
·Khi vợ hoặc chồng cần yêu cầu hỗ trợ tài chính ho ặc trợ cấp nuôi con chưa thành niên.  
·Khi yêu cầu về việc thăm nom.  

Về quyết định lệnh bảo vệ, một kháng cáo ngay lập tức có thể được nộp trong vòng 7 ngày sau khi nhận được thông báo. Quyết định này có hiệu lực sau khi nó đã được hoàn tất.  

Tòa án gia đình có thể áp dụng mức phạt \10,000,000 đối với một cá nhân vi phạm lệnh của tòa.  

C. Biện hộ   

Khi bản sao của đơn xin ly hôn được chuyển cho bị cáo, tòa án sẽ lựa chọn và thông báo về ngày bào chữa. Vào ngày bào chữa, bị đơn phải có mặt trừ khi có lý do đặc biệt nên không thể tham gia phiên tòa. Khi một cá nhân nhận được giấy triệu tập của tòa nhưng vắng mặt vào ngày được triệu tập mà không có lý do hợp lý, tòa án có thể áp dụng mức phạt dưới 500.000.   

Vào ngày biện hộ, mỗi bên sẽ tự biện minh cho mình khi b ị chỉ trích (ví d ụ như lý do thực tế dẫn đến việc ly hôn xảy ra tranh chấp), nộp các tài liệu liên quan, và xem xét kỹ các bằng chứng cũng như nhân chứng.  

Không giống như các vụ án dân sự, tài liệu có thể làm căn cứ đáng tin cậy do một người cung cấp được phép sử dụng trong phiên tòa xét xử ly hôn. Tòa án gia đình có thể xem xét các sự việc không được tranh chấp bởi các bên như là cơ sở cho quyết định của tòa. Tài liệu có thể làm căn cứ đáng tin cậy do một cá nhân cung cấp sẽ được sử dụng để điều tra sự việc hoặc điều tra bằng chứng. Bất cứ lúc nào, tòa án cũng có thể hỏi cá nhân hay người đại diện hợp pháp của họ.  

D. Điều tra gia đình   

Tòa án có thể ra lệnh điều tra gia đình trước hoặc trong ngày bào chữa. Điều tra gia đình có thể được tiến hành trong quá trình thực hiện thủ tục hòa giải.  

Nhân viên điều tra gia đình tiến hành điều tra về những nguyên nhân dẫn đến cuộc hôn nhân đổ vỡ cũng như nền tảng giáo dục và sự nghiệp, điều kiện sống và tài sản, tính cách và môi trường gia đình của các cá nhân liên quan dựa vào kiến thức về tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, giáo dục học và kiến thức chuyên môn khác.  

Nội dung của cuộc điều tra gia đình đang được liệt kê như sau:  ․Điều tra các sự việc: Lý do dẫn đến hôn nhân đổ vỡ, quá trình xây d ựng phát triển tài sản chung của vợ chồng, môi trường nuôi dưỡng con chưa thành niên của vợ chồng…  ․
Các biện pháp hòa giải: trực tiếp hoặc kết hợp nỗ lực của nhân viên điều tra gia đình để áp dụng biện pháp trị liệu tâm lý, điều trị cho người nghiện ma túy, cờ bạc…  

E. Hòa giải   

Vào ngày hòa giải, các cá nhân phải có mặt. Người đại diện được chỉ định hợp pháp có thể đi cùng.  ○ Vào ngày hòa giải, hòa giải được thiết lập khi hai cá nhân đạt được một thoả thuận hoà giải theo quyết định của tòa hoặc đề nghị của ủy ban hòa giải. Khi hòa giải được thiết lập, tòa án trình bày và cung cấp các báo cáo hòa giải bao gồm các quy định hòa giải do hai bên thỏa thuận.   

Khi không thiết lập được hòa giải, “các quyết định thay thế hòa giải (hòa giải không tự nguyện)” có thể được tiến hành. Nếu hai bên không nộp bản kháng cáo trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được các quyết định thay thế hòa giải, quyết định đó coi như được chấp nhận.  

Biên bản hòa giải hoặc các quyết định được chấp nhận thay thế hòa giải có hiệu lực như là các quyết định cuối cùng. Như vậy, khi hòa giải được thiết lập, một bên không thể tiến hành kháng cáo.  

F. Thi hành lệnh hòa giải  

Tòa án chịu trách nhiệm xét xử có quyền yêu cầu thi hành lệnh hòa giải trong phạm vi quyền hạn của mình trong thời gian xét xử giành để hòa giải.  

Khi một cá nhân không nộp đơn kháng cáo trong vòng 2 tuần sau khi nhận được lệnh tiến hành hoà giải, lệnh tiến hành hòa giải trên được chấp nhận và dẫn đến kết luận của phiên toà.  

Khi lệnh tiến hành hòa giải được xác nhận, các cá nhân không có quyền kháng cáo.  

G. Kết thúc vụ kiện   

Tòa án tuyên bố bản án khi xét xử liên quan đến kết quả cuối cùng của vụ kiện.   

H. Thủ tục kháng cáo

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

Các cá nhân có thể làm đơn kháng cáo trong vòng 2 tuần sau khi nhận được quyết định của phiên tòa đầu tiên. Tại thời điểm làm đơn kháng cáo, đơn kháng cáo được trình lên tòa án đã đưa ra những quyết định cuối cùng

Khi các quyết định được sửa lại dựa vào nội dung của đơn kháng cao, đơn kháng cáo khác có thể được nộp cho tòa án tối cao trong vòng 2 tuần sau khi nhận được quyết định. Khi nộp đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao, đơn kháng cáo được trình lên tòa phúc th ẩm.   

Khi một cá nhân bỏ lỡ thời hạn kháng cáo sau quyết định lần đầu của tòa án và khi kháng cáo không được thụ lý sau khi nộp mà không có các đơn kháng cáo tiếp theo hoặc khi đơn kháng cáo được trình lên tòa án cao hơn và đơn kháng cáo không được thụ lý, các quyết định lần đầu tiên của tòa án được coi như quyết định cuối cùng. 

Khi phiên tòa công bố phán quyết, bị cáo có thể làm đơn khiếu nại trình bày rằng anh / cô ấy không thể đáp ứng được thời hạn kháng cáo do các nguyên nhân h ợp lý trong trường hợp như khi bị cáo chỉ nhận ra quyết định ly hôn đã được hoàn tất sau phán quyết của tòa. 

Khi xảy ra những lỗi nhỏ không mong muốn làm thay đổi bất kỳ nội dung nào của bản án (như số trợ cấp an sinh xã hội hoặc nơi ghi nhận) được phát hiện, một cá nhân có thể yêu cầu đánh giá lại phán quyết tại tòa án liên quan.    

I. Những thủ tục sau phán quyết của tòa hoặc những quyết định khác   

Để tổ chức quan hệ pháp lý trong việc xác nhận quan hệ trong gia đình sau phán quyết của vụ kiện theo quyết định hoặc hòa giải: một cá nhân phải đăng ký giấy chứng nhận quyết định (hoặc lệnh tiến hành hòa giải), giấy chứng nhận giao nhận và giấy chứng nhận xác nhận tại văn phòng chính quyền địa phương có liên quan trong vòng 1 tháng sau khi có phán quyết của tòa án; hoặc đăng ký chứng nhận báo cáo hòa giải cùng với các tài liệu đã đề cập trước đó với văn phòng chính quyền địa phương có liên quan trong vòng 1 tháng sau khi thiết lập hòa giải. 

○Tòa án xét xử vụ ly hôn sẽ cấp giấy chứng nhận phán quyết của tòa và cấp giấy chứng nhận cho nguyên đơn và bị đơn.   

6. Điều kiện nhập quốc tịch và cư trú trong nước   

Toà án không có thẩm quyền cho phép nhập quốc tịch hoặc cư trú trong nước. Đây là những vấn đề thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp. 

Để biết thông tin về điều kiện để được chứng nhận quyền công dân và cư trú trong nước, xin vui lòng truy cập vào trang web của Phòng xuất nhập cảnh Hàn Quốc tại www.immigration.go.kr    

7. Dịch vụ phiên dịch cho người nước ngoài 

A. Hỗ trợ phiên dịch 

Tòa án gia đình sẽ cố gắng để giúp những người nước ngoài với trình độ tiếng Hàn Quốc không đầy đủ để hiểu và giao tiếp bằng cách chỉ định thông dịch viên pháp lý và trợ giúp pháp lý cho việc thanh toán phí phiên dịch. Nếu bạn không có trợ lý phiên dịch riêng trong ngày xét xử, xin vui lòng gửi yêu cầu chỉ định thông dịch viên lên tòa án. 

B. Trợ giúp pháp lý 

Trợ giúp pháp lý là một chính sách c ủa chính phủ cung cấp một số mức hỗ trợ tài chính cho người khác không thể đủ khả năng để tự thuê người đại diện pháp lý cho mình. Khi yêu c ầu trợ giúp pháp lý được phê duyệt, chính phủ sẽ trả một phần các chi phí pháp lý.  

Các chi phí pháp lý thuộc trợ giúp pháp lý bao gồm lệ phí đóng dấu, phí vận chuyển, phí phiên dịch, chi phí thẩm định, và phí thuê lu ật sư 

C. Thủ tục chỉ định luật sư cho người nước ngoài theo chính sách tr ợ giúp pháp lý 

Tòa án gia đình Seoul cùng với Hiệp hội Luật sư Seoul thực hiện thủ tục chỉ định luật sư theo chính sách trợ giúp pháp lý. Khi một người nước ngoài yêu cầu các thông tin liên quan, tòa án sẽ giới thiệu họ với ‘các thành viên giảng viên pháp luật trong ban trợ giúp pháp lý cho người nước ngoài’ để tránh những rắc rối xảy ra việc chỉ định luật sư sau thủ tục nộp đơn yêu cầu được trợ giúp pháp lý và chấp nhận đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý. 

Người nước ngoài sẽ được cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện từ tư vấn đến trợ giúp pháp lý với việc thực hiện thủ tục chỉ định luật sư cho người nước ngoài theo chính sách trợ giúp pháp lý.


Khách hàng là Việt kiều có nhu cầu "Đề nghị cấp "Giấy xác nhận người có gốc Việt Nam" hoặc Tư vấn thủ tục sở hữu nhà ở, sử dụng đất, kết hôn - ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Powered by Blogger.