Thẻ Căn cước công dân gắn chip và những vấn đề về bảo mật thông tin của người dân.

Thẻ Căn cước công dân gắn chip và những vấn đề về bảo mật thông tin của người dân.


Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Đầu năm 2021, Bộ Công an đã tiến hành triển khai làm thẻ Căn cước công dân có gắn chip cho người dân trên cả nước. Dự kiến, bộ sẽ cấp 50 triệu thẻ trên toàn quốc trước ngày 01/7/2021. 

Bài liên quan

Những tiện ích vượt trội của thẻ Căn cước công dân có gắn chip 

Theo Thiếu tướng Tô Văn Huệ - Cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử có nhiều ưu điểm hơn so với Căn cước công dân có mã vạch trước đây.  Thẻ Căn cước công dân có gắn chip lưu trữ được lượng thông tin lớn hơn nhiều lần so với thẻ Căn cước công dân có mã vạch, có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ có giá trị khác như thẻ ngân hàng, bằng lái xe,... 

Thẻ còn có thể tích hợp thêm các thông tin của các bộ, ngành khác về Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội,… Theo đó, khi người dân tham gia các giao dịch và thực hiện các thủ tục sẽ không phải mang theo nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân sẽ thực hiện được mọi giao dịch. 

Tính bảo mật của căn cước công dân có gắn chip 

Vì tích hợp quá nhiều thông tin dữ liệu như trên nên tính bảo mật thông tin cá nhân của loại thẻ này vẫn là câu hỏi nhiều người đặt ra.  Trước thắc mắc của công dân, Bộ Công an giải đáp, chip sử dụng trên thẻ Căn cước công dân tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, đảm bảo độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. Chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực đảm bảo chính xác con người. 

Qua đó, thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính. Bộ Công an cũng khẳng định, chip gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Tuy nhiên, trước các thủ đoạn tinh vi biến hóa khôn lường của tội phạm công nghệ cao, việc bị đánh cắp thông tin thẻ Căn cước công dân là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi đánh cắp thông tin trên thẻ Căn cước công dân có thể bị cấu thành các tội sau: 

1. Điều 288 BLHS 2015: hành vi Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó có thể cấu thành Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. 

2. Điều 290 BLHS 2015: hành vi Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản có thể cấu thành Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. 

3. Điều 291 BLHS 2015: việc thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng có thể cấu thành Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. 

Tự ý sử dụng thẻ Căn cước công dân của người khác để thực hiện hành vi trái pháp luật bị xử lý như thế nào? 

Hiện pháp luật chưa có văn bản hướng dẫn xử phạt cụ thể đối với hành vi sử dụng căn cước công dân của người khác để thực hiện hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra vi phạm vẫn có thể áp dụng quy định tương tự trong xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân để xử lý. 

Theo quy định tại điểm a khoản 2, khoản 4 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, tùy tính chất và mức độ vi phạm mà việc sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng..
---

Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn thủ tục pháp lý về khiếu nại, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân, cơ quan Nhà nước", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Powered by Blogger.