Quy định của pháp luật Hàn Quốc về hiệu lực ràng buộc của án lệ.
Quy định của pháp luật Hàn Quốc về hiệu lực ràng buộc của án lệ.
VANTHONGLAW - trong một số trường hợp mặc dù không tồn tại bất kỳ một án lệ nào của Tòa án tối cao về vấn đề tranh chấp tương tự với vụ án đang giải quyết, nhưng do Tòa án cấp dưới bị ảnh hưởng bởi những mặt tích cực của việc đưa ra phán quyết tuân theo án lệ một cách máy móc đã bỏ qua sự khác biệt giữa hai vụ án (loại vụ án đang giải quyết và loại vụ án của án lệ dự định sẽ áp dụng của Tòa án tối cao), sau đó đưa ra phán quyết một cách dễ dàng và không thỏa đáng và dẫn đến việc kết án sai
Bài liên quan
Đối với hiệu lực ràng buộc của phán quyết trả hồ sơ vụ án:
Trong trường hợp kết quả thẩm tra vụ án của Tòa án cấp chung thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy kết luận trong phán quyết của Tòa án cấp dưới là không thỏa đáng: về nguyên tắc, Tòa án cấp chung thẩm sẽ hủy phán quyết của Tòa án cấp dưới và trả hồ sơ vụ án về Tòa án cấp phúc thẩm hoặc Tòa án cấp sơ thẩm; trong một số trường hợp nhất định, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ hủy phán quyết cấp sơ thẩm và trả hồ sơ vụ án về Tòa án cấp sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 8 Luật tổ chức Tòa án thì quan điểm trong việc xét xử của Tòa án cấp trên ràng buộc Tòa án cấp dưới đối với vụ án tương ứng.
Tòa án nhận vụ án bị trả lại hoặc chuyển giao phải tiến hành xét xử lại thông qua tranh tụng. Trong trường hợp này, Tòa án bị ràng buộc bởi quan điểm về mặt pháp lý và thực tế mà Tòa án cấp chung thẩm đưa ra làm lý do hủy phán quyết 4. Quy định này chỉ công nhận hiệu lực ràng buộc của phán quyết do Tòa án cấp trên đưa ra đối với vụ án tương ứng, không có nghĩa quy định này công nhận “hiệu lực ràng buộc của án lệ” thường được đề cập đến.
Về các trường hợp quy định vi phạm án lệ là căn cứ cho việc không phục tùng:
Luật xét xử vụ việc có giá trị tranh chấp nhỏ (trường hợp giá trị tranh chấp không vượt quá 30 triệu won) và Luật Tòa án quân sự chỉ ra rằng trường hợp đưa ra phán quyết đi ngược lại với án lệ của Tòa án tối cao hoặc Tòa án quân sự cấp cao sẽ trở thành căn cứ cho việc không phục tùng. Trong phạm vi này án lệ có thể được xem là có hiệu lực ràng buộc đối với các vụ án khác ngoài vụ án tương ứng (đang được giải quyết). Tuy nhiên, điều này là do đặc tính của việc xét xử các tranh chấp có giá trị nhỏ và xét xử quân sự nên khó được công nhận là có hiệu lực ràng buộc chung.
Về việc sửa đổi, bãi bỏ ‘án lệ” trong thực tiễn xét xử của Hàn Quốc
Trong trường hợp Tòa án tối cao cần thay đổi quan điểm trong phán quyết trước đây (tức là án lệ) về việc giải thích, áp dụng pháp luật thì Hội đồng xét xử nhỏ không có thẩm quyền, mà thẩm quyền thay đổi sẽ thuộc về Hội đồng xét xử lớn6, tức là thay đổi án lệ thì án lệ trước đó sẽ bị bãi bỏ. Hội đồng xét xử lớn có nghĩa vụ lập luận, cụ thể là đưa ra lý do thay đổi án lệ để đảm bảo tính ổn định, chính xác của pháp luật. Khi tuyên án, án lệ trước đó bị bãi bỏ ngay lập tức, không qua bất kỳ thủ tục nào nên không phát sinh khoảng thời gian trong việc mất tư cách án lệ.
Trong trường hợp Hội đồng xét xử lớn thay đổi án lệ trước đó thì án lệ bị bãi bỏ được nêu trong bản án và trong hệ thống phần mềm Thông tin pháp luật tổng hợp cũng thể hiện là án lệ bị bãi bỏ. Theo đó, khi Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái ngược với án lệ thì án lệ này sẽ tự động bị bãi bỏ. Vì không có thủ tục bãi bỏ án lệ riêng nên các án lệ bị bãi bỏ không được thể hiện rõ ràng ra bên ngoài. Do đó, khi áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử, cần phải lưu ý về điều này.
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG