Căn cứ phát sinh lãi quá hạn trong hợp đồng cho vay không kỳ hạn.
Căn cứ phát sinh lãi quá hạn trong hợp đồng cho vay không kỳ hạn.
Bài liên quan:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Hành vi không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ của bên nợ;
- Có căn cứ xác định "thời gian chậm trả nợ"
Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Có thể thấy, Hợp đồng cho vay không kỳ hạn về bản chất là không đặt ra thời hạn trả nợ đối với bên vay tiền nên chưa đủ điều kiện để làm phát sinh lãi quá hạn. Trong khi đó, để đòi lại nợ một cách hợp pháp đối với loại hợp đồng này, người cho vay buộc phải báo trước cho bên vay biết trước một khoảng thời gian hợp lý để bên vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ căn cứ trên thời hạn bên cho vay đặt ra. Chính điều này đã đặt ra một kỳ hạn trả nợ cụ thể đối với bên vay tiền, và có căn cứ xác định thời gian chậm trả nợ để làm phát sinh lãi quá hạn theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có hướng dẫn cụ thể về việc xác định thời gian chậm trả nợ trong hợp đồng cho vay không có kỳ hạn như sau:
Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn thì thời gian chậm trả nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày hết “thời gian hợp lý” đến thời điểm xét xử sơ thẩm. “Thời gian hợp lý” quy định tại Điều 474 của Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 477 của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 469 của Bộ luật Dân sự năm 2015 do Tòa án căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày thông báo;
Như vậy, để có thể tính lãi quá hạn đối với Hợp đồng cho vay không kỳ hạn, bên cho vay phải tự xác lập (có thể thỏa thuận với bên vay) một thời hạn cụ thể hay còn gọi là "thời gian hợp lý" theo quy định của pháp luật, để bên vay căn cứ vào thời hạn đó hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình. Sau thời hạn đã đặt ra đó, nếu bên vay vẫn không trả hoặc không trả đủ nợ, bên cho vay có thể tính lãi quá hạn dựa trên thời gian chậm trả của bên vay theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP nêu trên.
3. Cách tính lãi quá hạn:
Tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn cách tính lãi quá hạn trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng như sau:
Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x (thời gian chậm trả nợ gốc).
Ví dụ cụ thể:
Ngày 25/8/2016, ông A cho ông B vay 100.000.0000 đồng, hai bên có ký với nhau Hợp đồng vay không kỳ hạn, không có lãi. Đến ngày 25/8/2018, vì cần tiền để làm ăn nên ông A đã gửi cho ông B một Giấy báo yêu cầu ông B trả hết 100.000.000 đồng đã vay của ông A vào ngày 25/8/2019, nếu ông B không trả đủ nợ trong thời hạn nêu trên sẽ phải trả thêm lãi quá hạn là 10%/năm. Ngày 25/8/2023, ông B không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ như ông A nên ông A đã khởi kiện ông B ra Tòa và yêu cầu Tòa án buộc ông A phải trả toàn bộ số nợ gốc là 100.000.000 đồng cùng với khoản lãi quá hạn được tính như sau:
- Nợ gốc quá hạn chưa trả: 100.000.000 đồng
- Lãi suất: 10%/năm
- Thời gian chậm trả nợ gốc: tính từ ngày 25/8/2019 đến 25/8/2023 là 05 năm
Tiền lãi quá hạn = 100.000.000 đồng x 10% x 05 năm = 50.000.000 đồng
Ánh Tuyết
CÔNG TY LUẬT VẠN THÔNG
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ