Chế độ kế toán đối với cá nhân, tổ chức hoạt động từ thiện từ ngày 01/9/2022
Chế độ kế toán đối với cá nhân, tổ chức hoạt động từ thiện từ ngày 01/9/22022
Bài liên quan:
“1. Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã)
3. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện.”
Vì vậy, khi thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện thì các tổ chức, cơ quan, đơn vị phải thực hiện công tác kế toán, còn đối với cá nhân thì phải ghi sổ và lập báo cáo theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này nói riêng và các quy định khác của pháp luật nói chung. Ngoài ra, khi thực hiện công tác kế toán hay việc ghi sổ, lập báo cáo khi thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc và yêu cầu nhất định được quy định tại Điều 3 Thông tư này.
II. Chế độ kế toán đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị:
a. Đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện
Theo quy định tại Thông tư số 41/2022/TT-BTC ngày 01/9/2022 của Bộ tài chính quy định về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính như sau:
- Chứng từ kế toán: phải được thiết kế phản ánh đầy đủ 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2016 và các yêu cầu khác phù hợp với việc ghi chép của tổ chức, đơn vị đó.
- Tài khoản kế toán: phải phản ánh đầy đủ, một cách thường xuyên, liên tục một cách có hệ thống tình hình về tài sản, nguồn gốc, nợ phải trả; các khoản tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí nhận tài trợ,…và các quy định cụ thể khác được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
- Sổ kế toán: phải mở sổ để ghi chép, hệ thống và lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và các quy định theo Thông tư này.
- Báo cáo tài chính: buộc phải thực hiện đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có kế toán riêng cho các hoạt động từ thiện, xã hội.
b. Đối với các tổ chức, đơn vị, cơ quan không có kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện
Các tổ chức, đơn vị, cơ quan không có kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện thì phải mở sổ kế toán, mở sổ chi tiết thu, chi cho các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cho các hoạt động xã hội, từ thiện một cách minh bạch, rõ ràng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, hàng năm hoặc kết thúc đợt vận động thì phải lập báo cáo thu chi theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (đính kèm Thông tư này) và gửi cho các đơn vị có liên quan. Đơn vị phải thực hiện công khai số liệu có liên quan đến đợt vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp từ thiện theo quy định của Luật kế toán và văn bản khác có liên quan.
III. Chế độ kế toán đối với cá nhân thực hiện các hoạt động xã hội
Đối với cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện thì Nhà nước yêu cầu phải:
- Mở sổ ghi chép: theo hướng dẫn được quy định cụ thể tại Điều 10 Mục 3 Thông tư này.
- Lập báo cáo và công khai số liệu: kết thúc mỗi đợt vận động phải báo cáo thu chi và công khai số liệu theo quy định của pháp luật. Mẫu báo cáo quyết toán đợt vận động xã hội, từ thiện cho cá nhân người vận động thực hiện theo mẫu số B08CN/XH-TT quy định tại Phụ lục số 03 Thông tư này.
- Lưu trữ tài liệu: lưu trữ các tài liệu (số ghi chép, báo cáo số liệu, quyết toán) và các tài liệu khác có liên quan để đảm bảo công khai đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật.
Việc đưa ra các quy định nhằm siết chặt hơn các hoạt động từ thiện tự phát không thông qua Nhà nước là một điểu hoàn toàn hợp lý có nhiều đối tượng lợi dụng lòng tin, danh tiếng của bản thân cùng nhứng kẽ hở của pháp luật kêu gọi từ thiện để trục lợi một cách bất chính. Có thể thấy, thông qua việc ban hành Thông tư 41/2022/TT-BTC , Nhà nước bắt đầu có những động thái rõ ràng hơn nhằm ngăn chặn tình trạng nói trên, đồng thời tạo điều kiện cho những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi muốn thực hiện các hoạt động từ thiện một cách minh bạch có sự hướng dẫn rõ ràng để làm theo và tránh tình trạng muốn làm nhưng không biết làm như thế nào cho hợp lý, cho đúng theo tinh thần tuân thủ pháp luật.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ