Có được ủy quyền cho người khác thực hiện việc tố cáo?
Có được ủy quyền cho người khác thực hiện việc tố cáo?
Bài liên quan:
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 định nghĩa về tố cáo
như sau:
“Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”
Như vậy, khi thực hiện quyền tố cáo, chỉ có cá nhân mới có quyền đi tố cáo và cơ quan, tổ chức thì không có quyền này. Quy định như này nhằm mục đích cá thể hóa trách nhiệm đối với một cá nhân cụ thể và tránh tình trạng lạm dụng quyền này một cách bừa bãi làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, tốn kém về thời gian, nhân lực khi phải giải quyết những tin tố cáo vô căn cứ. Bên cạnh đó, trong Luật Tố cáo 2018 hay những văn bản liên quan khác như: Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015,... không ghi nhận việc người tố cáo được phép ủy quyền cho người khác thực hiện việc tố cáo thay mình hay thay mặt mình tham gia vào quá trình thực hiện thủ tục tố cáo nên suy ra, cá nhân không thể ủy quyền cho người khác thực hiện tố cáo thay mình. Vấn đề đặt ra ở đây là khi một người biết được có hành vi sai trái đã được thực hiện thì việc họ đi tố cáo hành vi ấy có gây nguy hiểm đến họ hay không và có cần phải ủy quyền cho người khác thực hiện thay để bảo vệ bản thân hay không?
Khi
không cho ghi nhận việc ủy quyền tố cáo, các nhà làm luật cũng đã dự liệu đến
khả năng nguy hiểm người tố cáo có thể gặp phải nên trong Luật Tố cáo có quy định
về các biện pháp bảo vệ người tố cáo tại mục 3 Chương VI Luật Tố cáo 2018: Biện
pháp bảo vệ bí mật thông tin; Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm; Biện
pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Chính vì thế, khi có căn cứ về việc vị trí công
tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố
cáo đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay bị trù dập,
phân biệt đối xử do việc tố cáo thì người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm
quyền tự quyết định hoặc theo văn bản đề nghị của người tố cáo quyết định việc
áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Tóm lại, người tố cáo không
được ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện hành vi tố cáo hay tham gia
vào quá trình giải quyết thay mình xuất phát từ chính sách hình sự của nước ta - cá thể hóa
trách nhiệm tố cáo, để người tố cáo phải chịu trách nhiệm đối với việc tố cáo của
mình, tránh tình trạng lạm dụng quyền vô căn cứ. Bên cạnh đó, việc ủy quyền tố
cáo cũng không cần thiết khi trong Luật Tố cáo 2018 đã có những quy định rõ
ràng cụ thể để bảo vệ người tố cáo trong những trường hợp cần thiết.
Ánh Tuyết
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ