Ngày 03/8/2022, Bộ Y Tế ban hành công văn khẳng định: "Đồng tính không phải là bệnh"

Ngày 03/8/2022, Bộ Y Tế ban hành công văn khẳng định: "Đồng tính không phải là bệnh"

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án


 VANTHONGLAW - Trong ngày 03/08/2022, Bộ Y Tế đã ban hành công văn số 4132/BYT-PC chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới gửi các đơn vị để chấn chỉnh về thực trạng các cơ sở khám, chữa bệnh tuyên truyền, tự nhận là chữa khỏi “bệnh đồng tính”. Việc tự nhận có thể chữa khỏi “bệnh đồng tính” đã khiến người dân hiểu lầm đồng tính là một căn bệnh và cần phải chữa trị. Theo đó, công văn chỉ đạo của Bộ Y Tế có nội dung: “Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là bệnh nên không thể can thiệp, ép buộc điều trị mà chỉ hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện”. Như vậy, công văn chỉ đạo của Bộ Y Tế đã khẳng định rằng đồng tính không phải là bệnh và không thể chữa khỏi.

Đứng trên phương diện Quốc tế để nhìn nhận về vấn đề này, thì các tổ chức quốc tế cũng khẳng định rằng đồng tính không phải là một căn bệnh. Theo đó, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

Cụ thể, vào ngày 17/5/1990, WHO đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần).

Theo đó, WHO đã xác định đồng tính là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới. Đồng tính và chuyển giới được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD), lần lượt vào năm 1990 và 2019.

Như vậy, có thể khẳng định đồng tính không phải bệnh và không cần phải chữa trị cũng như là làm thay đổi nó bởi lẽ đó là một kiểu xu hướng tính dục.

Hiện nay, chưa có thống kê cụ thể về số lượng người đồng tính tại Việt Nam do còn nhiều người chưa công khai xu hướng tính dục thật của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm cho rằng trong xã hội ngày nay, số lượng người đồng tính ngày càng gia tăng và nguyên nhân chủ yếu là nhận thức sai lệch hoặc ảnh hưởng từ bạn bè. Khi đó, các bậc phụ huynh biết con mình là người đồng tính thì thường khó chấp nhận và tìm cách chữa trị cho con của mình. Nhưng trên thực tế, việc chữa trị đồng tính là không thể bởi lẽ các nghiên cứu y học đã khẳng định rằng đây không phải là một căn bệnh. Chính vì vậy, phụ huynh khi biết con mình là người đồng tính thì cần có cái nhìn thoáng hơn, nên tìm hiểu rõ đồng tính là gì để chấp nhận bản thân con mình, tránh gây ra áp lực hoặc làm ảnh hưởng đến tâm lý của con cái.

Việc ban hành công văn chỉ đạo của Bộ Y Tế được xem là giúp mọi người hiểu thêm về xu hướng tính dục này. Từ đó, giúp giảm tỷ lệ kỳ thị, phân biệt, đối xử đối với người đồng tính và tạo điều kiện cho người đồng tính có cơ hội thể hiện bản thân trong xã hội.

Cũng trong Công văn số 4132/BYT-PC, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc:

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới;

- Khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này;

- Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh;

- Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Những đề nghị trên của Bộ Y Tế là cần thiết để tạo ra một môi trường y tế lành mạnh, tránh phân biệt giới tính, đồng thời khẳng định sự bình đẳng của người người đồng tính, hạn chế phân biệt đối xử giữa các bệnh nhân là người đồng tính. Quan điểm trên cũng đúng với tinh thần tại Điều 16 Hiến pháp nước ta:

“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Ngoài ra, mọi người cũng nên có cái nhìn khách quan và hiểu biết đúng về đồng tính để từ đó xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, thấu hiểu và chia sẻ.

Bích Trâm
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Powered by Blogger.