Quy định pháp luật về miễn thuế đối với trường hợp sở hữu 01 nhà đất duy nhất
Quy định pháp luật về miễn thuế đối với trường hợp sở hữu 01 nhà đất duy nhất
Theo
quy định tại Luật Thuế TNCN, thì các đối tượng sau đây phải chịu thuế TNCN khi
có các khoản thu nhập phải chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật này:
1.
Cá
nhân cư trú tại Việt Nam:
- Là
người có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc
tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Là
người có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú
hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
2.
Cá
nhân không cư trú tại Việt Nam (là người không thuộc 02 trường hợp nêu trên).
Khoản
thu nhập chịu thuế là những khoản thu nhập được quy định tại Điều 3 Luật Thuế
TNCN bao gồm:
-
Thu
nhập từ hoạt động kinh doanh;
-
Thu
nhập từ tiền lương, tiền công;
-
Thu
nhập từ đầu tư vốn;
-
Thu
nhập từ chuyển nhượng vốn;
-
Thu
nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
-
Thu
nhập từ trúng thưởng;
-
Thu
nhập từ bản quyền;
-
Thu
nhập từ nhượng quyền thương mại;
-
Thu
nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở
kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng;
- Thu
nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở
kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Như
vậy, các cá nhân là người cư trú hoặc không cư trú khi có các khoản thu nhập
nêu trên thì phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp thu
nhập đó thuộc khoản thu nhập được miễn thuế.
Theo
đó, thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản cũng là một khoản thu nhập phải
chịu thuế TNCN, mức thuế TNCN mà cá nhân phải chịu khi chuyển nhượng bất động sản
là 2%. Tuy nhiên, pháp luật lại quy định trong trường hợp cá nhân chỉ sở hữu một
nhà, đất thì thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản sẽ được miễn thuế. Quy
định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân khi mua, bán nhà đất không vì mục
đích tạo ra thu nhập mà đơn giản vì nhu cầu thay đổi nơi ở,...Chính vì quy định
này, trên thực tế không ít trường hợp các cá nhân kinh doanh bất động sản nhằm
trốn thuế TNCN đã có hành vi: mua một nhà, đất đứng tên sau đó bán đi rồi mới
mua nhà, đất mới bán tiếp và lặp lại như vậy. Như thế, cá nhân đó không phải chịu
thuế TNCN nhưng vẫn có thu nhập ổn định từ việc kinh doanh bất động sản.
Hành
vi trốn thuế trên đã làm ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước và không đảm bảo được
sự công bằng xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có quy định nào khắc phục được
kẽ hở trên, Nhà nước chỉ có các quy định xử phạt các hành vi trốn thuế khi có
căn cứ cho rằng cá nhân trốn thuế như sau: tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành
chính như sau:
-
Phạt
tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở
lên;
- Phạt
tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi mà
không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Phạt
tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi mà có một tình
tiết tăng nặng;
- Phạt
tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi có hai
tình tiết tăng nặng;
- Phạt
tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi có từ ba
tình tiết tăng nặng trở lên.
Như vậy, trong trường hợp cá nhân cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật trong quy định về miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng nhà, đất đối với cá nhân chỉ sở hữu một nhà, đất mà có căn cứ, cơ sở cho rằng đó là hành vi trốn thuế thì cá nhân đó sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ