Công nhận kết hôn hợp pháp đối với người chuyển giới?
Công nhận kết hôn hợp pháp đối với người chuyển giới?
Bài liên quan:
Theo dự kiến, Luật này sẽ điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xác định tâm lý, can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; công nhận là người chuyển đổi giới tính để thay đổi giấy tờ hộ tịch. Một trong những điểm đáng chú ý có thể kể đến trong dự án Luật chuyển giới là quyền được kết hôn của người chuyển giới. Theo đó, tại điểm g khoản 1 Điều 4 ghi nhận:
“1. Quyền của người chuyển đổi giới tính:
g) Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;”
Nghĩa là, sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính thì cá nhân đó sẽ có quyền được kết hôn với người có giới tính đối lập với cá nhân đó sau khi được công nhận chuyển đổi giới tính, ví dụ như: nam chuyển giới thành nữ được quyền kết hôn với người có giới tính nam, nữ chuyển giới thành nam thì được quyền kết hôn với người giới tính nữ. Đối tượng có thể được công nhận chuyển giới theo pháp luật được dự kiến sẽ áp dụng đối với hai đối tượng sau: đối với người thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính và người không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
Theo đó, khi được pháp luật bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới thì người chuyển giới được phép:
Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được công nhận là vợ chồng về mặt pháp lý.
Khi có tranh chấp xảy ra giữa hai bên về tài sản hay con chung xảy ra thì sẽ được áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết.
Như vậy, việc công nhận kết hôn hợp pháp đối với người chuyển giới là một trong những bước đầu của pháp luật Việt Nam thể hiện sự quan tâm về quyền lợi và nghĩa vụ của người chuyển giới nói riêng cũng như cộng đồng LGBT nói chung. Bên cạnh đó, bản chất của cộng đồng LGBT cũng là con người, họ cũng là công dân một nước nên những chính sách quan tâm hiện tại của pháp luật (ví dụ: ban hành luật) đối với cộng đồng là hoàn toàn hợp lý bởi sự quan tâm đến từ góc độ pháp luật giúp xã hội dần chấp nhận, nhìn nhận cộng đồng LGBT một cách trọn vẹn như bản chất của họ vốn là, chứ không phải đối xử một cách kỳ thì và xem họ như một phần tách biệt với xã hội.
Ánh Tuyết
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ