Công ty Luật có phải là doanh nghiệp không?

Công ty Luật có phải là doanh nghiệp không?

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án
VANTHONGLAW - Hiện nay, khái niệm Công ty luật có lẽ không còn xa lạ đối với nhiều người không chỉ trong chuyên ngành mà đối với cả những người ngoài chuyên ngành luật. Tuy nhiên, sự phổ biến của khái niệm này không đồng nghĩa với việc mọi người sẽ hiểu rõ về bản chất của nó bởi có nhiều người còn nhầm lẫn hoặc không biết rằng liệu “Công ty Luật có phải là doanh nghiệp hay không? Nếu không thì tại sao?” . Nắm bắt được nhu cầu của phần lớn độc giả, bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Bài liên quan:

Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Về Công ty Luật, theo quy định tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2015 thì đây là một hình thức của Tổ chức hành nghề luật sư. Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Điểm khác biệt thứ nhất có thể thấy là, việc thành lập và hoạt động của Công ty Luật không thuộc sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp mà được điều chỉnh trực tiếp và ưu tiên bởi Luật Luật sư.

Thứ hai, trong định nghĩa về doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp có nêu rõ doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích kinh doanh mà kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2020 là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 3 Luật Luật sư 2015 thì “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.” Như vậy, mục đích của tổ chức hành nghề luật là để góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh chứ không phải hoạt động nhằm mục đích kinh doanh.

Tổng kết lại từ hai ý trên, công ty Luật tuy được gọi là công ty nhưng đây không phải là một loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành mà đây là một trong những hình thức của tố chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo Luật Luật sư hiện hành. Sự phân biệt này là hợp lý bởi mục đích hoạt động của Công ty Luật không giống với doanh nghiệp là hoạt động nhằm mục đích kiếm lợi nhuận mà nhằm bảo vệ công lý, quyền lợi chính đáng công dân.

                                                                                                                   Ánh Tuyết

---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Powered by Blogger.