Nghị định 65/2022/NĐ-CP: Khẳng định lại "tính chuyên nghiệp" của Nhà đầu tư?
Nghị định 65/2022/NĐ-CP: Khẳng định
lại "tính chuyên nghiệp" của Nhà đầu tư?
Bài liên quan:
Tính chuyên nghiệp của Nhà đầu tư chứng khoán được quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán 2019 là Nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm các nhóm đối tượng sau:
“a) Ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm,
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng
khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước
ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định
của pháp luật có liên quan;
b) Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc
tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
c) Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
d) Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký
giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng
khoán tại thời điểm cá nhân đó được
xác định tư cách là Nhà đầu tư chứng
khoán chuyên nghiệp;
đ) Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu
là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm
cá nhân đó được xác định tư cách là Nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế
của tổ chức, cá nhân chi trả.”
Và nhóm đối tượng được xem là Nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp trên thì được phép đầu tư mua trái phiếu đối với: trái phiếu
không chuyển đổi không kèm chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm
chứng quyền theo quy định tại Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
Hiện nay, tình trạng các bên môi giới chứng khoán mời
gọi Nhà đầu tư cá nhân không chuyên đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp như một dạng tiền gửi tiết kiệm lãi suất cao nhưng
những Nhà đầu tư này lại không có kiến thức phân tích hay đánh giá thị trường khiến
cho bản thâm lâm vào tình trạng rủi ro lớn khi có khả năng cả gốc lẫn lãi nếu
doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, thì tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CPsửa đổi về Điều 8 của Nghị định 153/2020 về Nhà đầu tư trái phiếu như sau:
“c) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là Nhà đầu tư có
năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán. Tổ chức có trách nhiệm xác định Nhà đầu
tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định Nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định
số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung,
thay thế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 155/2020/NĐ-CP), ngoại trừ việc xác định
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản này.
d) Việc xác định Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là
cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng
khoán để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải đảm bảo
danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do Nhà đầu tư nắm giữ có giá
trị tối thiểu 02 tỷ đồng được
xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán
trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách Nhà đầu
tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá
trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Việc xác định Nhà đầu tư chứng
khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị
trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận.”
Quy định như vậy có nghĩa là cá nhân khi muốn đầu tư
vào trái phiếu phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do
Nhà đầu tư nắm giữ có giá trị tổi thiểu 02 tỷ đồng. 02
tỷ đồng này là tài sản thực của Nhà đầu tư, không bao gồm giá trị vay giao dịch
ký quỹ (vay margin) và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại và Nhà
đầu tư phải nắm giữ danh mục này tối thiểu trong vòng 180 ngày. Thời gian
có hiệu lực của việc xác định tư cách Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bằng
danh mục chứng khoán nắm giữ có hiệu lực trong vòng 3 tháng, sau đó sẽ phải xác
định lại chứ không có giá trị trong vòng 01 năm như trước.
Bên cạnh đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng nâng mức
giá trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước lên với mệnh giá là một
trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu
(100.000.000) đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định này. Việc
nâng mức mệnh giá trái phiếu chào bán ở thị trường trong nước phần nào hạn chế
được các cá nhân không chuyên tham gia vào lĩnh vực đầu tư này.
Nhìn chung, Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành với những quy định mới nhằm hạn chế các Nhà đầu tư tay ngang tham gia vào lĩnh vực trái phiếu bằng cách khẳng định lại những điều kiện được xem là Nhà đầu tư chuyên nghiệp để từ đó giảm thiểu rủi ro đối với chính Nhà đầu tư nói riêng và rủi ro chung đối với thị trường nói chung. Điều này là hoàn toàn cần thiết bởi khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro gia tăng thì cần có những biện pháp để khắc phục để tao cơ hội cho thị trường đầu tư trái phiếu được phát triển minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ