Phạm tội quả tang là gì? Nếu bắt được người phạm tội quả tang thì người dân nên xử lý như thế nào?
Phạm tội quả tang là gì? Nếu bắt được người phạm tội quả tang thì người dân nên xử lý như thế nào?
Bài liên quan:
Điểm chung của những hành vi phạm
tội quả tang đều có tính chất nguy hiểm cao và đòi hỏi sự ngăn chặn kịp thời từ
bên ngoài để có thể chấm dứt hành vi trái pháp luật ngay lập tức nên trong
trường hợp này, pháp luật cho phép bất kì ai cũng có thể bắt giữ người phạm tội
quả tang mà không cần văn bản từ cơ quan có thẩm quyền. Nghĩa là người dân nếu
phát hiện một ai đó đang thực hiện tội phạm dù đã hoàn thành hay chưa đều có
quyền bắt giữ người đó, ngăn chặn hoặc giảm
thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Bên cạnh đó, khi người phạm tội quả tang có sử
dụng hung khí hay vũ khí để thực hiện hành vi phạm tội trái pháp luật thì người
dân, để bảo vệ an toàn cho bản thân, có quyền tước hết tất cả vũ khí mà đối
tượng đó đang có.
Vậy việc tự ý bắt người phạm tội
quả tang của người dân có làm xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của một cá nhân hay không? Tại Điều 10 BLTTHS 2015 ghi nhận về quyền bất
khả xâm phạm về thân thể như sau:
"Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người."
Như vậy, đối với trường hợp bắt gặp
phải người đang phạm tội quả tang thì người dân hoàn toàn có quyền bắt giữ đối
tượng phạm tội đó mà không bị vi phạm đối với quyền bất khả xâm phạm về thân
thể.
Tuy nhiên, công tác bắt giữ tội
phạm là một công việc nguy hiểm và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao do tính
chất nguy hiểm của tội phạm nên nếu có người dân nào có bắt được người phạm tội
quả tang thì phải ngay lập tức giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện
kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản
tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm
quyền.
Thực tế hiện nay, có xảy ra trường
hợp người dân bắt được người phạm tội nhưng vì nóng giận mất bình tĩnh mà khiến
người phạm tội bị thương thậm chí có trường hợp thiệt mạng khiến người dân bị
phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự do thiếu kiến thức về pháp lý. Sở dĩ
hành vi gây thương tích nặng hay làm chết người phạm tội quả tang phải bị chịu
trách nhiệm hình sự vì hành vi này đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 :
"Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm."
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 thì “người
có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự
theo quy định của Bộ luật này.”, mà hành vi vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá
mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi xâm hại. Ví dụ như vụ án chủ nhà đánh người trộm vịt bị trọng thương
dẫn đến lĩnh án 5 năm tù hay vụ án thương tâm chủ xe chém người trộm xe suýt
chết và phải lĩnh án 12 năm tù,...
Chính vì để không phải xảy ra tình
trạng đang tiếc như vậy, khi bắt được người phạm tội quả tang, người dân cần
phải ngay lập tức đưa người phạm tội đến cơ quan chức năng địa phương chứ không
nên tự ý giải quyết vì pháp luật chỉ cho phép bắt người phạm tội chứ không cho
phép xử lý họ. Trường hợp gặp phải đối tượng hung hăng có vũ khí thì người dân
hoàn toàn được quyền chống trả, tự vệ nhưng không được vượt quá giới hạn pháp
luật cho phép theo khoản 2 Điều 22 BLHS 2015.
Tóm lại, pháp luật hoàn toàn cho phép người dân được
quyền bắt người phạm tội quả tang, nhưng sau đó phải giao nộp cho cơ quan chứ
không được phép tự xử lý vì điều đó là vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ hậu
quả mà phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng đối với hành vi vi phạm đó. Quy
định như vậy vừa để đảm bảo an toàn cho người dân vì tính chất nguy hiểm của
tội phạm cũng như đảm bảo trật tự an ninh xã hội, người dân phải tuân theo pháp
luật chứ không được tự ý làm tổn thương người khác dù đó có là người phạm tội.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ