Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và pháp luật áp dụng
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và pháp luật áp dụng
1. Thế nào là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?
Theo đó, khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước
ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
Ngoài ra, Điều 3 Nghị
định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự
về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là:
a) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và
lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và
lao động mà các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác
lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc
tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”
Như vậy, quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại và lao đồng mà có một trong ba yếu tố sau:
- Ít nhất một bên tham
gia là cá nhân/pháp nhân nước ngoài;
- Việc xác lập, thay đổi,
thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự xảy ra ở nước ngoài;
- Đối tượng của quan hệ
dân sự ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Nghị định
138/2006/NĐ-CP còn quy định về các thuật ngữ sau:
- “Người nước ngoài”
là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và
người không quốc tịch.
- “Người Việt Nam định
cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư
trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- “Cơ quan, tổ chức nước
ngoài” là các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được
thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được
thành lập theo pháp luật quốc tế.
- “Pháp nhân nước
ngoài” là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
2. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Khi một quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ dẫn đến tình trạng pháp luật của hai hay nhiều nước
có liên quan đến quan hệ đó có thẩm quyền điều chỉnh. Nguyên nhân của việc này
là do phát sinh từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền nên một quốc gia không thể
đương nhiên áp dụng pháp luật của nước mình vào một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Theo đó, pháp luật Việt
Nam quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật vào quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài như sau:
(i) Điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên: nếu Điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên có quy định thì áp dụng theo Điều ước quốc tế đó.
+ Trường hợp Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam có quy định khác thì áp
dụng Điều ước quốc tế;
+ Trường hợp Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam có quy định các bên có
quyền lựa chọn thì luật điều chỉnh quan
hệ dân sự đó sẽ được xác định theo lựa chọn các bên.
(ii) Pháp luật Việt Nam: Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên không có quy định thì áp dụng theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, trong trường
hợp hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng.
(iii) Pháp luật nước nơi có mối
liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên và pháp luật Việt Nam không có quy định thì pháp luật nước nơi có mối liên
hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó sẽ được áp dụng.
* Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác
nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước
đó.
Tuy nhiên, trong các
trường hợp sau, pháp luật nước ngoài sẽ không được phép áp dụng:
+ Hậu quả của việc áp
dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam;
+ Nội dung của pháp luật
nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo
quy định của pháp luật tố tụng.
(iv) Tập quán nước ngoài: có vai trò bổ trợ, bổ sung trong trường hợp Điều
ước quốc tế và pháp luật Việt Nam không quy định. Theo quy định tại Điều 666 Bộ luật Dân sự 2015, tập quán quốc tế được áp dụng khi:
+ Được các bên trong
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài lựa chọn;
+ Được pháp luật Việt
Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định các bên có quyền lựa
chọn luật áp dụng;
+ Hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ