Quy định về hợp đồng bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022
Quy định về hợp đồng bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022
Một trong số những thay đổi trong Luật Kinh doanh bảo hiểm mới là sửa đổi các quy định về hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định có 05 loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Ngoài ra, còn một loại hợp đồng bảo hiểm khác
không được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm là hợp đồng hàng hải.
Như vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã bãi bỏ
quy định về hợp đồng trách nhiệm dân sự mà sửa đổi thành 02 loại hợp đồng khác
nhau là hợp đồng bảo hiểm thiệt hại và hợp đồng trách nhiệm. Ngoài ra, không
quy định chung về hợp đồng bảo hiểm con người mà tách bạch thành 02 loại hợp đồng
gồm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong
hợp đồng bảo hiểm:
- Hợp đồng hàng hải áp dụng quy định trong Bộ luật Hàng hải, trường hợp Bộ luật Hàng hải không có quy định thì áp dụng quy định trong
Luật Kinh doanh bảo hiểm;
- Các loại hợp đồng bảo hiểm còn lại áp dụng quy
định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, trường hợp Luật Kinh doanh bảo hiểm
không có quy định thì áp dụng quy định trong Bộ luật Dân sự.
Hình thức và nội dung hợp đồng bảo
hiểm: Hợp đồng bảo hiểm phải
được lập thành văn bản và phải có đầy đủ các nội dung sau:
- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người
thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo
hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều
kiện, điều khoản bảo hiểm;
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Điều khoản miễn trừ trách nhiệm bảo
hiểm: phải được quy định
chi tiết trong hợp đồng và doanh nghiệp bán bảo hiểm phải giải thích cho người mua
bảo hiểm. Trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp bán bảo hiểm lập lờ trong việc giải thích về các điều khoản miễn trừ trách nhiệm cho khách hàng mặc dù pháp luật đã quy định doanh nghiệp bán bảo hiểm bắt buộc phải giải thích về điều khoản miễn trách nhiệm bảo hiểm. Điều đó đã khiến cho
khách hàng mua bảo hiểm trở thành bên bị thiệt hại vì không nắm rõ các quyền và lợi ích để tự bảo vệ bản thân. Chính vì lẽ đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã quy định kể từ ngày
01/01/2023, các doanh nghiệp khi giải thích điều khoản miễn trừ cho khách hàng buộc
phải cung cấp các bằng chứng xác nhận rằng khách hàng mua bảo hiểm đã được
doanh nghiệp bán bảo hiểm giải thích rõ ràng về các trường hợp loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm.
Thời hạn bồi thường, trả tiền bảo
hiểm:
Bám sát với tình hình thực tế, khá nhiều trường
hợp doanh nghiệp bảo hiểm lập lờ, chậm bồi thường, trả tiền bảo hiểm nên Điều
31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm
như sau:
- Theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo
hiểm;
- Trường hợp hợp đồng bảo hiểm không quy định
thì thời hạn là 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được đầy đủ các hồ
sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, hoàn trả tiền bảo hiểm.
Nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chậm
trả bồi thường và tiền bảo hiểm thì Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định nếu doanh
nghiệp bán bảo hiểm chậm trả thì sẽ phải trả lãi với số tiền chậm trả tương ứng
với thời gian chậm trả. Lãi suất chậm trả được xác định theo thỏa thuận các bên
trong Bộ luật dân sự.
Như vậy, có thể thấy rằng Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 sắp có hiệu lực trong thời gian tới sẽ đóng vai trò thúc đẩy sự minh bạch,
quyền lợi cho người mua bảo hiểm cũng như giải quyết được phần nào những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật kinh doanh bảo hiểm suốt thời gian qua.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ