Doanh nghiệp có buộc phải đăng ký nội quy lao động hay không?
Bài liên quan:
1. Chủ thể đăng ký nội quy lao động:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp có trên 10 người thì phải thực hiện việc đăng ký nội quy lao động tại cơ quan
“1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.”
Nghĩa là pháp luật chỉ bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký nội quy lao động đối với doanh nghiệp có trên 10 người lao động, còn những doanh nghiệp khác có quy mô người lao động dưới 10 người thì không phải đăng ký nội quy lao động.
2. Hồ sơ đăng ký:
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động là doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan Nhà nước gồm:
Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
Nội quy lao động;
Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3. Cơ quan tiếp nhận:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 BLLĐ 2019 và Quyết định số: 338/QĐ-LĐTBXH thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động là cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) như:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cấp tỉnh) hoặc
Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và xã hội (cấp huyện)
4. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu phát hiện nội quy lao động có quy định trái pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại nội quy lao động.
5. Cách thức thực hiện:
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
- Nộp hồ sơ qua cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền);
- Nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền);
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền).
6. Mức phạt hành chính khi không đăng ký nội quy lao động:
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật;
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ