Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
VANTHONGLAW - Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Tòa án ra quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án nhằm giải quyết tạm thời các trường hợp khẩn cấp nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của đương sự, ngăn chặn các trường hợp tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm, đảm bảo cho quá trình thu thập, bảo vệ chứng cứ. Từ đó, giúp quá trình giải quyết vụ án được đảm bảo, quá trình thi hành án được có khả năng thực thi.
Hiện nay, pháp luật tố tụng dân sự quy định có các
biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:
1. Giao
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp
dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền
lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu
chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn
lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài
sản đang tranh chấp.
8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh
chấp.
9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm,
hàng hóa khác.
10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức
tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có
liên quan đến việc đấu thầu.
16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải
quyết vụ án.
17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật
có quy định.
Tòa
án sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp
sau:
- Theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp
của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều
187 Bộ nhằm mục đích giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng,
sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện
có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ
án hoặc việc thi hành án;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng trong
trường hợp tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả
nghiêm trọng có thể xảy ra đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án;
- Tòa án tự mình ra quyết định đối với các biện pháp:
(1) giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục; (2) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
(3) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức
khỏe bị xâm phạm; (4) Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp cho người lao động; (5) Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
Như vậy, về bản chất, biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ
được Tòa án ra quyết định áp dụng khi có yêu cầu của đương sự hoặ. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, nhằm đảm bảo được quyền lợi của người chưa thành niên, người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; trẻ chưa thành niên và người lao động
thì Tòa án sẽ tự ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bởi lẽ nếu
chờ đến khi có yêu cầu thì quyền lợi của những chủ thể trên sẽ bị ảnh hưởng rất
nhiều.
Người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường
hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc
người thứ ba thì người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời sẽ thuộc thẩm quyền của:
- Thẩm phán trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa;
- Hội đồng xét xử trong giai đoạn tại phiên tòa.
Để cụ thể hơn về các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời, ngày 24/9/2020 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban
hành Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP đế hướng dẫn áp dụng một số quy định về các
biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, Nghị quyết trên đã nêu cụ thể những trường
hợp được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
"a) Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết mà cần phải được giải quyết ngay, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự;
Ví dụ: A gây thương tích cho B. Tòa án đang giải quyết vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. B cần tiền ngay để điều trị thương tích tại bệnh viện nên B yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc A thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
b) Để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;
Ví dụ: A khởi kiện tranh chấp ranh giới bất động sản liền kề với B, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, buộc B giữ nguyên hiện trạng mốc giới ngăn cách đất, không được di dời.
c) Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết;
Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, người vợ đứng tên sổ tiết kiệm tại ngân hàng, người chồng yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản đứng tên người vợ để bảo đảm cho việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng.
d) Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án.
Ví dụ: A là nguyên đơn, yêu cầu Tòa án buộc B phải trả cho A 1.000.000.000 đồng tiền vay, để bảo đảm cho việc thi hành án nên A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản thuộc quyền sở hữu của B là ngôi nhà X trị giá 900.000.000 đồng."
Đồng thời, Nghị quyết trên
cũng quy định cụ thể đối với các trường hợp áp dụng đối với từng biện pháp và những
trường hợp không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Dưới đây, công ty Luật Vạn Thông sẽ chia sẻ đến quý độc giả mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Mẫu Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc
*****
……1, ngày…
tháng … năm 20…
ĐƠN YÊU CẦU
(Về việc: Áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời …2)
Kính
gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ………3
Người
yêu cầu:
Họ và tên :.................................................................................................................................................................
Sinh năm :.................................................................................................................................................................
CCCD số :.................................................................................................................................................................
Số điện thoại:................................................................................................................................................................
Địa chỉ :.................................................................................................................................................................
Tôi
là ……4 trong vụ án ……5 theo Thông báo thụ lý vụ án số……6
ngày ……7 của Tòa án nhân dân ……8.
Người bị yêu cầu:
Họ và tên :.................................................................................................................................................................
Sinh năm :.................................................................................................................................................................
CCCD số :.................................................................................................................................................................
Số điện thoại:................................................................................................................................................................
Địa chỉ :.................................................................................................................................................................
Là ……9 trong vụ án ……5 theo Thông báo thụ lý vụ án số……6 ngày ……7 của Tòa án nhân dân ……8.
Nội dung yêu cầu:
10........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Do đó, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ……11, ngăn chặn việc …….12 tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án và thi hành án, nay căn cứ theo quy định tại Điều 111 và khoản …13 Điều 114, Điều …14 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tôi kính đề nghị Tòa án nhân dân …15 ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: ……16 đối với ông/bà …….17
Kính mong Quý Tòa nhanh chóng xem xét và giải quyết
yêu cầu của tôi nhằm bảo vệ tối đa
quyền, lợi ích hợp pháp ……18
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
NGƯỜI
YÊU CẦU
Hướng dẫn soạn đơn
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện
(ví dụ: Hà Nội, ngày … tháng … năm……).
(2) Ghi
tên biện pháp muốn yêu cầu Tòa án áp dụng.
(3) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải
quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân
huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân
dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án
nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ
của Toà án đó.
(4)
Ghi địa vị tố tụng của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Ví dụ:
Nguyên đơn/ Bị đơn/ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc Người khởi kiện/
Người bị kiện trong trường hợp Tòa chưa thụ lý yêu cầu khởi kiện).
(5)
Ghi quan hệ tranh chấp trong vụ án (Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản);
Trường hợp Tòa án chưa thụ lý yêu cầu khởi kiện thì không cần ghi.
(6)
Người yêu cầu căn cứ vào số văn bản trong Thông báo thụ lý vụ án của Tòa án để
ghi vào. Trường hợp yêu cầu khởi kiện chưa được thụ lý thì không ghi “theo Thông
báo thụ lý số …” mà ghi “theo Đơn khởi kiện”.
(7)
Ghi ngày thụ lý vụ án căn cứ vào Thông báo thụ lý của Tòa hoặc ghi ngày gửi Đơn
khởi kiện trong trường hợp Tòa án chưa thụ lý yêu cầu khởi kiện.
(8)
Ghi theo mục (3).
(9)
Ghi địa vị tố tụng của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Ví
dụ như mục 4).
(10)
Trình bày tóm gọn nội dung vụ việc và lý do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời.
(11)
Ghi tên người được bảo vệ lợi ích khi Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời.
(12)
Ghi tên người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(13),
(14) Tùy vào từng loại biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu căn cứ vào
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để điền khoản và Điều.
(15)
Ghi theo mục (3).
(16)
Tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án ra quyết định áp
dụng.
(17)
Ghi tên người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(18)
Ghi như mục (11).
(19) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ký và ghi rõ họ tên.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ