Thủ tục thành lập công ty mua bán văn phòng phẩm
Thủ tục thành lập công ty mua bán văn phòng phẩm
VANTHONGLAW - Văn phòng phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với các tổ chức và doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp, tổ chức khi mua văn phòng phẩm sẽ thường yêu cầu bên kinh doanh mặt hàng này xuất hóa đơn VAT làm chứng từ hàng hóa để xuất trình cho kế toán. Tuy nhiên, không phải cửa hàng bán văn phòng phẩm nào cũng có thể xuất hóa đơn VAT mà chỉ có các công ty mua bán văn phòng phẩm đã đăng ký thành lập và có các giấy tờ pháp lý đầy đủ mới có khả năng xuất hóa đơn. Do đó, việc kinh doanh văn phòng phẩm dưới hình thức thành lập tổ chức kinh tế sẽ mang lại nhiều lợi ích và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho người kinh doanh.
Dưới đây là các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập công ty mua bán văn phòng phẩm mà công ty Luật Vạn Thông tư vấn đến quý độc giả.
I.
Các thông tin cần nắm khi chuẩn bị thành lập công ty mua bán văn phòng phẩm
1.
Xác định ngành nghề và mã ngành nghề:
Đầu
tiên, người kinh doanh cần xác định phạm vi hoạt động mua bán văn phòng phẩm của
công ty. Từ đó, xác định mã ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
Văn
phòng phẩm là những vật phẩm phục vụ cho các hoạt văn phòng như: giấy in, sổ,
giấy viết, bút, ghim, sổ đựng tài liệu, sổ kế toán, băng dính, giấy bóng kính,
túi bìa cứng,... Do đó, hoạt động mua bán văn phòng phẩm sẽ có các mã ngành
sau:
-
46497 - Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm;
- 47610 - Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
2.
Loại hình công ty:
Để
thành lập công ty mua bán văn phòng phẩm, người kinh doanh cần lựa chọn một
trong các loại hình sau:
1.
Công ty cổ phần;
2.
Công ty tư nhân;
3.
Công ty hợp danh;
4.
Công ty TNHH MTV;
5.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Mỗi loại hình có ưu, nhược điểm cũng như là cơ cấu tổ chức riêng, do đó người kinh doanh cần xác định và lựa chọn loại hình phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh.
II. Thủ tục thành lập công ty mua bán văn phòng phẩm
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
(1) Thành lập công ty cổ phần:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo Phụ lục I-4 đính kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
2. Điều lệ công ty;
3. Danh sách cổ đông sáng lập (theo Phụ lục I-7 đính kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (theo Phụ lục I-8 đính kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(2) Thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo Phụ lục I-1 đính kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
(3) Thành lập công ty TNHH MTV
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo Phụ lục I-2 đính kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
2. Điều lệ công ty;
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(4) Thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo Phụ lục I-3 đính kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (theo Phụ lục I-6 đính kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(5) Công ty Hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo Phụ lục I-5 đính kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
2. Điều lệ công ty;
3. Danh sách thành viên (theo Phụ lục I-9 đính kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
1. Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở doanh nghiệp;
2. Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
3. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
* Đối với ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
a) Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
b) Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
c) Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
d) Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
* Ngoài ra, nhận biên lai phí, lệ phí (đối với hồ sơ thanh toán phí qua mạng điện tử)
- Đối với hồ sơ có thanh toán phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, sau khi hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận được email phát hành biên lai điện tử (được gửi về địa chỉ email đã nhập ở bước thanh toán điện tử).
- Trường hợp hồ sơ đăng ký qua mạng không được chấp thuận, người sử dụng sẽ được hoàn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đã nộp theo quy định.
* Lệ phí đăng ký doanh nghiệp hiện nay là 50.000 đồng/lần
III. Các loại thuế mà công ty mua bán văn phòng phẩm phải đóng:
1. Lệ phí môn bài
Theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp mới được thành lập sẽ được miễn đóng lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Tuy nhiên, công ty phải khai lệ phí môn bài theo quy định pháp luật như sau:
"Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
a) Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập."
Trong những năm tiếp theo, công ty phải thực hiện đóng lệ phí môn bài hằng năm chậm nhất là vào ngày 30/01 với mức thu:
- Trường hợp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
- Trường hợp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí trên được tính căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty mua bán văn phòng phẩm phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế theo quy định tại Chương II Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Tính doanh thu
Doanh thu = Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.
Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.
Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh + thu nhập khác (kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam)
Bước 3: Tính thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước
Bước 4: Tính thuế:
Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 20%.
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x thuế suất
Thời hạn nộp thuế được quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 là:
- Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót;
- Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
Ngoài ra, điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP còn quy định:
“Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài; thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này). Người nộp thuế phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) Và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.
Người nộp thuế thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
Người nộp thuế không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.”
Như vậy, thời hạn nộp thuế TNDN được tạm tính như sau:
- Hàng quý, doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý để xác định số thuế TNDN tạm tính của quý đó.
- Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm đó.
- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thiếu so với số thuế tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền nộp chậm tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế TNDN quý 3 đến ngày nộp thuế còn thiếu thực tế.
1. Thuế giá trị gia tăng
Phương pháp tính thuế GTGT được quy định tại Chương II Luật Thuế GTGT như sau:
Bước 1: Xác định giá tính thuế và thuế suất đối với mặt hàng văn phòng phẩm
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT.
Trường hợp không chịu thuế:
Theo
quy định tại khoản 15 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì công ty mua bán văn
phòng phẩm sẽ được miễn thuế GTGT khi thực hiện các hoạt động xuất bản, nhập khẩu
hay phát hành các vật phẩm trong trường hợp sau:
–
Các loại báo, tạp chí, bản tin;
– Các loại sách chính trị có nội dung tuyên truyền về chủ trương, đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước để nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị và nghiên cứu các lý luận của lãnh đạo;
– Sách giáo khoa nhằm mục đích giảng dạy và học tập của tất cả các cấp học, bao gồm cho cả giáo viên và phụ huynh;
– Sách giáo trình giảng dạy, học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường đào tạo và dạy nghề;
– Sách chứa đựng các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành;
– Sách khoa học kỹ thuật hướng dẫn, giới thiệu kiến thức khoa học, kỹ thuật;
– Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số dành cho các dân tộc thiểu số ở nước ta;
–
Các tranh ảnh, áp phích nhằm mục đích tuyên truyền dưới các dạng băng đĩa ghi
hình, dữ liệu điện tử…
Trường hợp chịu thuế suất 5%
Được
quy định tại khoản 12, khoản 14 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, gồm
-
Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng,
phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy,
nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
-
Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT.
Trường hợp chịu thuế suất là 10%
Các mặt hàng văn phòng phẩm còn lại.
Bước 2: Xác định phương pháp tính thuế gồm: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
- Phương pháp khấu trừ thuế:
Áp dụng đối với công ty mua bán văn phòng phẩm thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
+ Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
+ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = số thuế giá trị gia tăng đầu ra - số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / (1 + Thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%))
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật Thuế GTGT.
- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Áp dụng đối với công ty có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 01 tỷ đồng (trừ trường hợp công ty đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế).
Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = 5% x Doanh thu
Thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Như vậy, thời hạn nộp thuế được tính như sau:
– Đối với hồ sơ khai thuế theo tháng: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
– Đối với hồ sơ khai thuế theo quý, tạm tính theo quý: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
– Đối với hồ sơ khai thuế theo năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm dương lịch.
– Đối với hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
– Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ