Thủ tục thành lập công ty xây dựng
Bài liên quan:
1. Ngành nghề kinh doanh:
Các ngành nghề và mã ngành nghề xây dựng mà công ty xây dựng có thể tham khảo như:
Những ngành nghề trên là những ngành nghề kinh doanh không cần có điều kiện của pháp luật như: yêu cầu về vốn, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,... Những công ty xây dựng muốn thực hiện những ngành nghề trên thì thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh cùng với thủ tục thành lập công ty là được phép hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, đối với những ngành nghề xây dựng thuộc danh sách kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 thì phải đáp ứng các điều kiện về giấy phép hành nghề theo quy định của luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Những ngành nghề kinh doanh về lĩnh vực xây dựng có điều kiện là các hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, gồm:
- Hoạt động kiến trúc
- Hoạt động đo đạc bản đồ
- Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước
- Tư vấn lập quy hoạch xây dựng
- Tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thiết kế xây dựng công trình
- Thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng
- Khảo sát xây dựng
- Giám sát thi công xây dựng công trình
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; Tư vấn lựa chọn nhà thầu
- Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy
- Công ty TNHH (bao gồm một thành viên và hai thành viên trở lên)
- Công ty Hợp danh
- Công ty cổ phần.
Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì thủ tục thành lập công ty xây dựng được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
Đối với đăng ký thành lập công ty hợp danh:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 2: Nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp:
Người thành lập doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Sau khi đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả:
Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Trước khi quyết định thành lập một công ty, người thành lập cần có sự xem xét về những ngành nghề kinh doanh mà công ty sẽ thực hiện khi được thành lập có thuộc những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật không. Nếu công ty kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật quy định thì phải đáp ứng các điều kiện pháp luật đưa ra (được cấp Giấy phép, chứng nhận,...) để công ty có thể được thực hiện ngành nghề kinh doanh đó.
Dịch vụ thành lập công ty tại Luật Vạn Thông
Thủ tục thực hiện việc thành lập công ty công nghệ thông tin nói riêng và thành lập công ty nói chung hiện nay được pháp luật quy định tương đối đơn giản, chủ yếu chỉ ràng buộc doanh nghiệp trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, còn ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động nhanh chóng và dễ dàng.
Để giúp khách hàng có nhu cầu thành lập công ty công nghệ thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ thủ tục và đúng quy định pháp luật, Luật Vạn Thông cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói với chi phí hợp lý với nội dung như sau:
- Tư vấn thủ tục miễn phí:
+ Luật Vạn Thông sẽ tra cứu và lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu kinh doanh của khách hàng trong hệ thống gần 1.800 ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.
+ Ngoài ra, Luật Vạn Thông sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng các nội dung về thiết kế logo công ty, xây dựng website công ty, tạo ứng dụng - app cho doanh nghiệp...
- Thời gian thực hiện: 03 - 05 ngày làm việc - Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Chi phí: 1.500.000 đồng
- Kết quả khách hàng nhận được:
- 01 Giấy phép kinh doanh
- 01 Dấu tròn pháp nhân công ty
- Công bố thông tin miễn phí
- Chuyển thông tin đăng ký đến cơ quan thuế địa phương
- Khách hàng chỉ cần chuẩn bị: 02 bản sao y có công chứng Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân, toàn bộ hồ sơ thành lập công ty còn lại sẽ được Luật Vạn Thông chuẩn bị.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ