Tư vấn ly hôn chia tài sản trong trường hợp vợ/chồng làm công việc nội trợ trong gia đình
Tư vấn ly hôn chia tài sản trong trường hợp vợ/chồng làm công việc nội trợ trong gia đình
VANTHONGLAW - Thưa luật sư, tôi đang trải qua một chuyện không thể nào chấp nhận được. Tôi và vợ kết hôn từ 2009. Từng là một phó phòng kinh doanh, nhưng tôi chấp nhận lùi về làm hậu phương, chăm sóc nhà cửa, đưa đón con cái trong thời gian vợ tôi đi du học nước ngoài rồi về đây lập nghiệp. Hơn 10 năm qua, một tay tôi chăm lo gia đình để vợ tôi yên tâm theo đuổi sự nghiệp. Vậy mà bây giờ cô ta ngoại tình với người khác, về nhà đòi ly dị với tôi. Thậm chí không chia cho tôi đồng nào vì cho rằng tôi chỉ là nội trợ, quanh quẩn trong xó bếp chứ không giúp được gì cho vợ con. Công sức của tôi không thể bị đạp đổ như vậy được. Chúng tôi có 1 căn nhà đứng tên chung, 1 ô tô góp tiền mua và vợ tôi đang sử dụng cùng với 2 chiếc xe máy, mỗi người đứng tên 1 chiếc. Xin luật sư cho tôi biết tôi cần làm gì để được chia đủ số tài sản thuộc về mình và giành quyền nuôi con gái. Con tôi thương tôi lắm, tôi nghe nói con lớn rồi được tự chọn ở với ai, con tôi năm nay 11 tuổi thì đó được chọn ở với tôi không? Cảm ơn luật sư.
Bài liên quan:
Trong
trường hợp của quý độc giả nêu trên, tôi có đôi lời tư vấn như sau:
1. Cần
làm gì để được chia đủ số tài sản thuộc về mình?
Theo
quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Ngoài
ra, tại khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định rằng
công việc nội trợ và những công việc khác có liên quan để duy trì đời sống
chung cũng được xem như là lao động có thu nhập. Công việc chính của anh là
chăm sóc nhà cửa, chăm lo cho gia đình, con cái. Đây là công việc quan trọng để
duy trì đời sống chung. Như vậy công việc của anh theo quy định pháp luật sẽ được
coi như là lao động có thu nhập và là người góp công sức để tạo thành khối tài
sản chung của vợ chồng. Do đó, toàn bộ tài sản hình thành trong quá trình hôn
nhân sẽ là tài sản chung của anh và vợ, việc vợ anh cho rằng anh không tạo ra
thu nhập nên không được chia tài sản chung là không có cơ sở và trái quy định
pháp luật.
Bên
cạnh đó, theo khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn về nguyên tắc là được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây
để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
- Hoàn
cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công
sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung;
- Bảo vệ
lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các
bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của
mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Theo
đó, Thông tư liên tịch có nêu ví dụ về trường hợp lỗi do vi phạm quyền, nghĩa vụ
của vợ chồng như sau:
Ví dụ: Trường hợp người chồng có
hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải
quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản
chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành
niên.
Như
vậy, vợ anh trong trường hợp này đã có hành vi ngoại tình nên có thể được xem
là có lỗi. Do đó, anh có thể yêu cầu Tòa án xét đến yếu tố lỗi của người vợ để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.
2. Cần
làm gì để giành quyền nuôi con gái?
Theo
quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp con từ
đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án sẽ xem xét vào nguyện vọng của con. Trường hợp này,
con anh đã trên 07 tuổi nên Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của cháu để quyết định
người trực tiếp nuôi con.
Ngoài ra, Tòa án cũng sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của cháu bé để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Như vậy, anh cần phải chứng minh mình có đủ điều kiện để chăm lo tốt cho con. Trong mỗi vụ việc, cách chứng minh là khác nhau, nhưng về cơ bản cần chứng minh được những điều kiện sau:
- Điều
kiện vật chất: đủ điều kiện chăm lo cho cháu bé từ ăn học,...
- Thu
nhập ổn định;
- Công
việc ổn định;
- Nơi ở
ổn định;
- Điều
kiện tinh thần: có đủ sức khoẻ, thời gian để dạy dỗ, chăm sóc, giáo dục con;
tình cảm dành cho con; nhân cách đạo đức;...
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ