Thủ tục góp vốn bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật hiện hành
Bài liên quan:
Đối với cá nhân, pháp nhân khi muốn góp vốn vào công ty thì cá nhân, pháp nhân đó buộc phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với xe ô tô dùng để góp vốn vào công ty theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020.
I. Thủ tục góp vốn bằng xe ô tô vào công ty như sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục thẩm định giá đối với xe ô tô dùng để góp vốn
Vì xe ô tô không phải là Đồng Việt Nam nên khi dùng để góp vốn vào công ty thì phải thực hiện thủ tục thẩm định giá theo quy định tại điểm 1 khoản 36 Luật Doanh nghiệp 2020.
Thẩm định giá xe ô tô được chia làm hai trường hợp dựa trên thời điểm xe ô tô được góp vốn vào công ty:
Ô tô dùng để góp vốn khi thành lập công ty:Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá nhưng phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận với giá trị ô tô mà tổ chức đưa ra (khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020).
Ô tô dùng để góp vốn trong quá trình hoạt động công ty:Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH, công ty hợp danh; Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá nhưng giá trị ô tô do tổ chức thẩm định giá đưa ra phải được chấp thuận bởi những chủ thể trên (khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020).
Bước 2: Hồ sơ góp vốn vốn vào công ty:
Sau khi thực hiện thủ tục thẩm định giá đối với tài sản góp vốn là xe ô tô thì người góp vốn và công ty chuẩn bị những văn bản sau để hoàn tất hồ sơ góp vốn vào công ty.
Cá nhân, tổ chức không kinh doanh góp vốn bằng xe ô tô vào công ty thì hồ sơ gồm:
Biên bản chứng nhận góp vốn;
Biên bản giao nhận tài sản theo mẫu quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020;
Cá nhân, tổ chức kinh doanh góp vốn bằng xe ô tô vào công ty thì hồ sơ gồm:
Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh;
Hợp đồng liên doanh, liên kết;
Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc các văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật);
Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc xe ô tô.
Bước 3: Chuyển quyền sở hữu đối với ô tô góp vốn:
Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty vì vậy, thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với xe ô tô là điều cần thiết. Đối với xe ô tô, chuyển quyền sở hữu là việc thực hiện đăng ký sang tên đối với loại tài sản này. Theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ Công an thì khi thực thực hiện thủ tục đăng ký sang tên, người thực hiện cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau:
Đối với đăng ký sang tên xe ô tô trong tỉnh, thành phố thuộc trung ương:
a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA;
d) Chứng từ lệ phí trước bạ (chuyển quyền sở hữu xe cho công ty không phải nộp lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải tiến hành kê khai tại cơ quan thuế).
Đối với đăng ký sang tên xe ô tô, di chuyển đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA).
b) Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe;
c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân tiến hành việc nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền là Phòng Cảnh sát giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/TT-BCA ngày 04/4/2014.
II. Hệ quả pháp lý của việc góp vốn vào công ty:
a. Góp vốn bằng ô tô khi thành lập công ty:
- Nếu thành viên đã góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký công ty, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản thì thành viên đó có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết và công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
- Nếu thành viên không góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết thì sẽ được giải quyết theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
b. Góp vốn bằng ô tô, thêm vào vốn điều lệ của công ty đã được thành lập:
- Việc góp vốn bằng xe ô tô, thêm vào vốn điều lệ là làm tăng vốn điều lệ của công ty và công ty phải thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công ty.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ