Hộ kinh doanh nộp thuế như thế nào?
Bài liên quan:
1. Hộ kinh doanh là gì?
Hộ cá nhân kinh doanh được định nghĩa theo các văn bản của pháp luật như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021:
“Hộ kinh doanh” là cơ sở sản xuất, kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).….”
Từ hai định nghĩa nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản về hộ cá nhân như sau:
Là cơ sở sản xuất, kinh doanh;
Do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập;
Người thành lập chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh của hộ;
2. Nguyên tắc tính thuế
Hộ kinh doanh mặc dù là cơ sở sản xuất, kinh doanh có tạo ra thu nhập và cung ứng hàng hóa trên thị trường nhưng không mặc định chịu thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế mà việc xác định nghĩa vụ đóng thuế đối với hộ kinh doanh được tuân thủ theo nguyên tắc tại Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau:
Hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
Hộ kinh doanh kinh doanh theo hình thức hộ gia đình, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Như vậy, hộ kinh doanh mà có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 100 triệu đồng trở xuống, tính theo năm dương lịch thì không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật. Tuy không phải nộp thuế nhưng hộ kinh doanh có nghĩa vụ phải thực hiện khai thuế chính xác, trung thực và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên thì thuộc trường hợp phải nộp thuế GTGT và phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật.
3. Phương pháp tính thuế
Có 03 phương pháp nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế như sau:
Phương pháp kê khai: là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý.
Phương pháp khoán: là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh: là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh.
Tuy nhiên, đối với hộ kinh doanh chỉ áp dụng 02 phương pháp tính thuế là: Phương pháp kê khai và phương pháp khoán. Phương pháp nộp thuế đối với hộ gia đình được trình bày dưới bảng sau:
4. Thời hạn nộp thuế:
a. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai:
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót. Trong đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Ví dụ: Hộ kinh doanh A phải nộp thuế theo phương pháp kê khai theo tháng theo quy định của pháp luật. Nếu hộ kinh doanh A muốn nộp thuế cho tháng 01/2013 thì hộ kinh doanh A phải nộp hồ sơ kê khai thuế và thuế chậm nhất là vào ngày 20/02/2023 để không bị trễ hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Ví dụ: Hộ kinh doanh B nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quý muốn nộp thuế cho Quý I của năm 2013 thì phải thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế và thuế chậm nhất là vào 30/04/2023 - tháng đầu của Quý II theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo tháng thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế. Còn hộ kinh doanh nộp thuế phương pháp kê khai theo quý thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế.
b. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (hộ khoán):
Căn cứ Thông báo nộp tiền, hộ khoán nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN theo thời hạn trên Thông báo nộp tiền mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn - chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ