Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế bất động sản tại Việt Nam không?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế bất động sản tại Việt Nam không?
VANTHONGLAW - Hiện nay, không ít trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người được nhận thừa kế đối với di sản tại Việt Nam. Di sản thừa kế có thể là bất động sản hoặc động sản, tuy nhiên đối với tài sản là bất động sản, pháp luật Việt Nam thường có quy định chặt chẽ và khắt khe trong việc sở hữu và sử dụng bất động sản. Chính vì vậy, rất nhiều người thắc mắc liệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể nhận thừa kế là bất động sản không? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi trên.
Theo quy định tại Điều 186 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Tại khoản
1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở là người
được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có các giấy tờ chứng minh như sau:
- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu
kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu
kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu
và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là
người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước
ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, mọi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều được nhận thừa kế, tuy nhiên tùy thuộc vào người đó có thuộc đối tượng được
sở hữu nhà hay không sẽ có các hình thức nhận thừa kế khác nhau
như sau:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà:
Được nhận thừa kế và đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai 2013;
- Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở
cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại
điểm c khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2013. Trường hợp tặng cho, để thừa kế
cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này
chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
- Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng
được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu
nhà
Trường
hợp 1: tất cả người nhận thừa
kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều người
Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người
nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho
quyền sử dụng đất thừa kế như sau:
- Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế
được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải
là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 và
phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng
tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
- Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất
thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp
hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa
chính.
Trường
hợp 2: Trong số những người
nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được
mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác
thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất
đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì
những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định
nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa
chính.
Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người
thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013.
Ngoài
ra, người nhận thừa kế
trong các trường hợp trên được ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm
sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ