Người Việt Nam định cư tại nước ngoài trong khoảng thời gian dài có bị mất quốc tịch Việt Nam không?

         Người Việt Nam định cư tại nước ngoài trong khoảng thời gian dài có bị mất quốc tịch Việt Nam không?



VANTHONGLAW - Do bối cảnh lịch sử và chính trị đặc thù của nước ta, không ít người Việt Nam hiện đã sinh sống và định cư tại nước ngoài trong một thời gian dài mà chưa có cơ hội về lại Việt Nam. Vì vậy, khi trở lại Việt Nam, những người này đều có một thắc mắc chung là liệu họ còn quốc tịch Việt Nam không?

Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này.

Bài liên quan:


Căn cứ Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì người có quốc tịch Việt Nam được xác định như sau:

“1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.”

Theo đó, những giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) bao gồm: 

“1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;

2. Giấy chứng minh nhân dân;

3. Hộ chiếu Việt Nam;

4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.”

Căn cứ theo Điều 8, 9, 10 Luật Quốc tịch Việt Nam 1988 thì công dân Việt Nam mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau:

1- Được thôi quốc tịch Việt Nam do xin thôi quốc tịch;

2- Bị tước quốc tịch Việt Nam do có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hoặc đến lợi ích và uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3- Mất quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết;

4- Mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp khác.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không thuộc trường hợp bị mất quốc tịch thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. 

Những người này nếu không có các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì có thể đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

Bích Trâm
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG

Powered by Blogger.