Những quy định cần biết khi thuận tình ly hôn hoặc Ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Những quy định cần biết khi thuận tình ly hôn hoặc Ly hôn theo yêu cầu của một bên.
VANTHONGLAW - Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn, hoà giải là một hoạt động tố tụng rất quan trọng. Khác với những vụ án dân sự bình thường, Thẩm phán phải hoà giải về quan hệ hôn nhân, phân tích để họ đoàn tụ, khôi phục tình cảm vợ chồng.
Bài liên quan
1. Hòa giải về quan hệ hôn nhân là bắt buộc và có thể thực hiện sớm, không phải chờ việc thu thập chứng cứ về tranh chấp nuôi con, tài sản.
Sau khi vụ án ly hôn được thụ lý giải quyết, Tòa án bắt đầu tiến hành giải quyết trên cơ sở Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật tố tụng dân sự. Trong các thủ tục khi Tòa án tiến hành, hòa giải tại tòa là thủ tục bắt buộc, không thể bỏ qua và phải có mặt cả vợ, chồng mà không được có người đại diện theo ủy quyền. Trong vụ án hôn nhân và gia đình, vợ, chồng phải trực tiếp tham gia giải quyết, không được ủy quyền như trong các vụ án khác, nhưng có thể nhờ luật sư tham giả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Ngoài ra, vì tính chất của vụ án hôn nhân, gia đình, Tòa án có thể thực hiện sớm thủ tục hòa giải ngay khi vụ án được thụ lý. Vì dù các bên đã muốn ly hôn thuận tình hay đơn phương ly hôn, nhưng tại Tòa án - trước cơ quan quyền lực Nhà nước có thể quyết định chấm dứt một trong những mối quan hệ cơ bản, quan trọng của xã hội là "quan hệ vợ chồng", thì Nhà nước vẫn muốn các bên có thể bỏ qua những bất đồng để hàn gắn vì gia đình, đặc biệt đối với những gia đình đã có con chung.
2. Trường hợp không được hòa giải là trường hợp đã xác định được quan hệ hôn nhân không hợp pháp (Điều 206 BLTTDS).
Trường hợp này không hòa giải về hôn nhân, vì torng quá trình thụ lý, giải quyết hoặc qua chính lời trình bày, thừa nhận của các bên, Tòa án có đủ cơ sở xác định quan hệ hôn nhân đã không hợp pháp ngay từ khi xác lập, như không đủ tuổi, không vì mục đích xây dựng gia đình... Khi đó, thủ tục hòa giải tại tòa án không được thực hiện cho dù cả vợ và chồng đều có thể trực tiếp đến Tòa. Khi đã xác định được vấn đề pháp lý này, Tòa án tải hành giải quyết việc ly hôn theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, còn về chia tài sản, nuôi con thì vẫn hòa giải vì không vi phạm điều cấm của luật.
3. Trường hợp không tiến hành hòa giải được.
Trường hợp quy định tại Điều 207 BLTTDS do bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt; đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng (ở nước ngoài, ở tù...); bị đơn mất năng lực hành vi dân sự.
Khi tiến hành hòa giải theo quy định, các bên vợ, chồng phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Thông thường, Tòa án có quyền quyết định số lần tổ chức hòa giải cho vợ, chồng nhưng luôn tạo điều kiện tốt nhất để các bên có thể hàn gắn, hạn chế ly hôn. Do đó, Tòa án có thể tổ chức hơn 2 lần khi nhận thấy những nội dung dẫn đến ly hôn có thể được vợ chồng bỏ qua và trong trường hợp có con chung, Tòa án luôn muốn các bên ưu tiên vì hạnh phúc của các cháu nhỏ.
4. Hòa giải với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan chỉ cần hòa giải giữa các đương sự liên quan (Điều 209 BLTTDS).
Quy định này áp dụng trong trường hợp khi vợ chồng ly hôn và có yêu cầu giải quyết tài sản chung, nợ chung hoặc những thỏa thuận khác có liên quan đến tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, ví dụ: về một khoản nợ chung, chỉ cần hòa giải giữa chủ nợ và vợ, chồng (không cần sự có mặt của các chủ nợ khác). Nguyên tắc khi giải quyết vấn đề tài sản trong thời kỳ hôn nhân, dù pháp luật chuyên ngành có quy định về xác lập chủ sở hữu đối với tài sản như Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy đăng ký phương tiện xe máy, xe ô tô... nhưng vẫn phải tính đến nguồn tiền mua tài sản, công sứctạo lập tài sản khi giải quyết yêu cầu phân chia của vợ chồng.
5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều 212 BLTTDS).
Khi thiết lập quan hệ hôn nhân gia đình, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là cơ sở pháp lý để xác định mối quan hệ vợ chồng giữa các bên. Từ cơ sở pháp lý này, vợ, chồng, con cái hoặc những cá nhân trong các trường hợp liên quan mới có cơ sở xác lập quyền, nghĩa vụ của mình hoặc yêu cầu người thứ ba phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng. Đồng thời, khi quyết định chấm dứt quan hệ vợ chồng, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc Bản án giải quyết yêu cầu ly hôn, và từ thời điểm Tòa án ban hành đến khi có hiệu lực, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ hết hiệu lực vào thời điểm tương ứng.
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
Văn phòng giao dịch: VTL Bình Thạnh - 47/70/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Zalo: 096 924 0124
Tra cứu pháp luật miễn phí: www.tracuuphapluat.net
Pháp lý doanh nghiệp: dichvudoanhnghiep.net
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG