"Lược khảo về Bộ Luật mới ở Bắc Kỳ" - Xuất bản năm 1923 - Nguyễn Văn Điển, Nguyễn Hữu Tiến.

"Lược khảo về Bộ Luật mới ở Bắc Kỳ" - Xuất bản năm 1923 - Nguyễn Văn Điển, Nguyễn Hữu Tiến. 

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án,thư viện viên,pháp luật trước năm 1945

VANTHONGLAW - Sau khi người Pháp đến Việt Nam năm 1858, những thay đổi về luật pháp từng bước hiện hữu tại cả ba khu vực của đất nước (Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ) mà người Pháp chia ra trên nguyên tắc “chia để trị” với: Bộ hình luật canh cải (Code Pénal modifié) tại Nam kì năm 1912, Bộ luật hình sự Trung Việt tại Trung kì năm 1933, Bộ luật hình sự Bắc Việt (An Nam) năm 1921 và Bộ luật hình sự tố tụng Bắc Việt tại Bắc Kỳ 1917.

Bài liên quan

Để tìm hiểu về các Bộ luật trên, người học luật có thể tham khảo tài liệu của tác giả Nguyễn Văn Điển, xuất bản năm 1923 với nhan đề Lược khảo về bộ luật mới ở Bắc Kỳ.

Trích dẫn nguyên văn năm 1923:

Luật Dân sự Thương sự tố tụng là luật định về thể lệ thưa kiện và thầm phán về việc dân sự thương sự. Luật ấy tức cũng như để bổ-trợ cho Dân-luật (Code Civil) là vì thế này: Nguyên Dân-luật là định về các sự giao tế của người đối với người, hoặc của người đối với tài sản. Trong sự giao tế ấy tất phải có nghĩa vụ hoặc quyền lợi. Nếu người có nghĩa vụ không chịu làm hoặc người có quyền lợi bị ức hiếp, thì tất phải đem thưa trước tòa án, để bắt làm nghĩa- vụ hoặc đòi lại quyền lợi. Nhưng người đương sự đi thưa, cùng là tòa án thẩm-phán tất phải theo một cái thủ tục nhất- định, phải chiếu một cái thể lệ thông thường, thí dụ về việc đầu đơn khởi kiện, thử làm giải hòa, hồi chứng, lấy cung, vậng-án, chấp hành, vân vân, phải thế nào cho hợp lệ. Ấy luật Dân sự Thương sự tố tụng làm ra là cốt định về các việc ấy.

Luật "Dân sự Thương sự tố tụng" mới ở Bắc kỳ làm ra trước hết là theo các định lệnh quan Chưởng-lý ngày 17 tháng 3 năm 1910 và ngày 7 tháng 12 năm 1912; mới đây nhân sự kinh lịch thấy nhiều chỗ khuyết điểm lại có thêm vào nhiều thủ tục mới. Các thủ tục trong luật ấy vẫn là bắt chước luật Đại Pháp, song không phải cử bắt- chước một cách câu nệ đâu. Nghĩa là nhà làm luật lấy cái mẫu mực trong luật Đại-Pháp rồi tùy theo phong tục, trình- độ dân ta mà sửa đổi lại thành ra một thứ luật mới, nhiều chỗ lại hoàn bị hơn luật Đại Pháp. Nguyên luật Đại Pháp hiện bành bây giờ là một thứ luật làm ra đã hơn một trăm năm, nhiều chỗ thành ra không hợp với sự tiến hóa hiện thời. Chánh phủ Đại Pháp đã nghĩ ra nhiều cái qui thức mới đem thí nghiệm ở các thuộc địa nhất là ở Maroc, thấy kết quả một cách công hiệu, mà xem các qui-thức ấy lại ám-hợp với luật cũ nước ta, bởi thế nhà làm luật bên Đông-Pháp này liền đem bổ cứu thêm cho pháp-luật nước ta.

---
Nguồn: 

---

Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:


Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
Văn phòng giao dịch: VTL Bình Thạnh - 47/70/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Zalo: 096 924 0124
Tra cứu pháp luật miễn phí: www.tracuuphapluat.net
Pháp lý doanh nghiệp: dichvudoanhnghiep.net
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Powered by Blogger.