Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ 18 tuổi
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ 18 tuổi
Theo đó, khai sinh là một quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015, do đó bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra đều phải được khai sinh đầy đủ theo quy định pháp luật.
Khi hoàn thành thủ tục đăng ký khai sinh thì đứa trẻ được sinh ra sẽ được cấp Giấy khai sinh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó ghi nhận các thông tin quan trọng để xác định nhân thân của đứa trẻ đó, bao gồm: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, quốc tịch, thông tin cha mẹ (họ tên, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, nơi cư trú), số định danh cá nhân.
Những thông tin trên là những thông tin quan trọng để xác định nhân thân của một người từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành và mất đi. Do đó, khi đăng ký khai sinh, cần phải cẩn thận và chú trọng kê khai đúng và đầy đủ thông tin.
Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện như sau:
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2024/TT-BTP và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Nội dung khai sinh phải được xác định theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định Luật Căn cước công dưng và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
*Lưu ý: Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
CÔNG TY LUẬT VẠN THÔNG
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ